Hotline 24/7
08983-08983

Phủ răng sứ nano là như thế nào?

Câu hỏi

Phủ răng sứ nano cụ thể là như thế nào ạ? Sứ nano là chất gì? Có phải phủ sứ nano thì không cần mài răng nên an toàn hơn không ạ?

Trả lời
Phủ răng sứ nano. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Phủ răng sứ nano. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Khái niệm phủ sứ nano xuất hiện vài năm gần đây và có thể bắt gặp dễ dàng trên các trang quảng cáo. Đây là một khái niệm chưa chính thống, chính các bác sĩ nha khoa cũng chưa từng được tiếp cận với phương pháp phủ sứ nano.

Thời gian sau Tết, phòng khám chúng tôi đã giải quyết nhiều hậu quả từ phủ sứ nano, qua đó, chúng tôi mới hiểu được tại sao có phương pháp này. Về căn bản, khái niệm phủ sứ nano chỉ mang tính thương mại hóa, ở các cơ sở thẩm mỹ không có chuyên môn, các cơ sở thẩm mỹ không có bác sĩ nha khoa, người giới thiệu thường dùng những ngôn từ có cánh để thu hút bệnh nhân.

Bản chất của phủ sứ nano là chất composite - một chất trám thẩm mỹ trong nha khoa, bằng cách trám phủ lên bề mặt răng. Chất composite căn bản có nhiều màu, như màu tối, màu vừa, màu sáng,… nhưng được mọi người ưa chuộng nhất là màu sáng nhất để đắp lên trên răng bệnh nhân, gọi là trám thẩm mỹ.

Nhưng phương pháp này gây ra tình trạng là những cơ sở không có đủ trình độ chuyên môn nên khi họ sẽ không ước lượng được cần trám như thế nào. Dẫn đến tình trạng nhìn răng rất trắng nhưng làm răng dày lên. Đồng thời, không tuân thủ khớp cắn và kẽ nên làm răng dày lên, khó nhai, khiến thức ăn bị dính lại ở kẽ răng, gây viêm nướu, viêm nha chu, lâu dài làm rụng răng.
Thân mến.
Mời tham khảo thêm:
Bản chất của công nghệ "phủ sứ nano" thật ra chỉ là kỹ thuật trám răng bằng composite - một loại vật liệu trám răng gốc nhựa (resin) có màu sắc tương đối giống màu răng thật. Composite được sản xuất với nhiều tông màu từ rất sẫm đến rất sáng, để nha sĩ có thể lựa chọn phù hợp với màu răng bệnh nhân. Thông thường, nó được sử dụng để trám (hàn) các răng sâu, răng sứt mẻ nhẹ. Compostie cũng có thể dùng đắp lên bề mặt răng, để làm thay đổi hình dạng và màu sắc răng.

Composite bình thường có dạng mềm nhão, dễ tạo hình. Nhưng khi được chiếu ánh sáng, có bước sóng phù hợp, miếng composite sẽ được "quang trùng hợp" và cứng lại.

Đắp răng thẩm mĩ bằng composite là kỹ thuật khá phổ biến tại các nha khoa ở Việt Nam cách đây khoảng từ 10 đến 15 năm. Tuy nhiên, ngày nay còn rất ít nha khoa làm kỹ thuật này, do những nhược điểm như composite thường bị ngả màu sau một thời gian sử dụng; độ bền kém, dễ sứt mẻ; kết quả thẩm mỹ phụ thuộc nhiều vào tay nghề, óc thẩm mỹ của người thực hiện và đặc biệt là có thể dẫn đến nhiều nguy cơ tiềm ẩn đối với bệnh nhân nếu không nắm chắc kĩ thuật.

BS.CK1 Phan Bá Ngọc
Nha khoa Hạnh Phúc

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X