Nuốt phải hạt mận Hà Nội có nên đi khám?
Câu hỏi
Chào bác sĩ,
1 tuần trước tôi có nuốt phải hạt mận Hà Nội, hiện tại không thấy đau bụng hay khó chịu. Cho hỏi có cần đi khám không ạ?
Trả lời
Mận Hà Nội. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Chào em,
Đa số các
dị vật nuốt phải mà men tiêu hóa không tiêu hóa được (như hạt to) thì nhu động ruột cũng có thể co bóp đẩy ra ngoài theo phân. Nhưng cũng có vài trường hợp đường ruột không thải được dị vật và dị vật nằm trong đường ruột theo thời gian có thể gây tắc ruột do quá trình viêm, tạo sẹo...
Hạt to là loại dị vật không cản quang do đó sẽ rất khó phát hiện qua chụp Xquang và siêu âm bụng khi chưa có biến chứng, nội soi tiêu hóa cũng chỉ khảo sát tới đoạn dạ dày tá tràng và đại trực tràng, ở đoạn ruột non rất khó phát hiện và điều trị (thường là mổ gắp ra).
Hiện tại em chưa có biểu hiện đau bụng hay khó chịu gì, em có thể theo dõi thêm, khi có khó chịu của đường tiêu hóa, nhớ tới bệnh viện kiểm tra sớm, đăng ký khám chuyên khoa Tiêu hóa.
Thân mến.
Trong rất nhiều trường hợp, hệ tiêu hóa
sẽ “giải quyết” vật lạ bị nuốt vào và vật đó sẽ bị đào thải ra khỏi cơ
thể. Nhưng trong một số trường hợp khác, vật lạ sẽ bị tắc hoặc gây ra
những tổn thương bên trong cơ thể.
Triệu chứng của việc nuốt phải
vật lạ rất dễ nhận thấy. Bạn sẽ nhận thấy các triệu chứng ngay lập tức
nếu những đồ vật này làm tắc nghẽn đường thở. Triệu chứng phổ biến nhất
bao gồm:
- Hóc/nghẹn - Khó thở - Ho - Khò khè
Các triệu chứng có thể xảy ra khi một đồ vật bị mắc lại trong tực quản hoặc trong ruột bao gồm:
- Nôn mửa - Chảy nước dãi - Nôn khan - Đau ngực hoặc đau họng - Không ăn được gì - Đau bụng - Sốt
Một
vật lạ bị tắc nghẽn trong cơ thể thời gian dài mà không được điều trị
có thể sẽ gây nhiễm trùng, ví dụ như viêm phổi sặc tái phát. Tình trạng
này có thể để lại hậu quả là đau ngực, ho có đờm và khò khè. Đôi khi,
sốt cũng sẽ đi kèm với các triệu chứng trên.
Nếu bạn nghi ngờ
nuốt phải vật lạ, hãy đến ngay bệnh viện. Bác sỹ sẽ tiến hành chụp X
quang để tìm ra vị trí vật lạ hoặc soi phế quản để có thể nhìn được sâu
hơn vào trong khí quản nếu người bệnh không thể thở được.
Điều trị sẽ phụ thuộc vào tình trạng cụ thể của từng người.
Điều trị cấp cứu
Nếu
nạn nhân không thể thở được do đường thở bị tắc nghẽn, thì sẽ cần phải
điều trị cấp cứu. Vật lạ có thể sẽ được loại bỏ ra khỏi đường thở bằng
việc thổi ngạt, dùng liệu pháp Hemlich hoặc cấp cứu CPR.
Các vật
nhọn có thể sẽ đâm vào thực phản hoặc ruột. Những viên pin nhỏ, như pin
đồng hồ đeo tay, sẽ gây ra các tổn thương mô. Những đồ vật này nên được
loại bỏ ra ngoài ngay lập tức. Tìm kiếm sự giúp đỡ ngay nếu bạn gặp phải
các tình huống này.
Chăm sóc tại nhà
Nếu
nạn nhân không hóc phải vật lạ mà có thể đã nuốt được vật đó, bác sỹ có
thể sẽ quyết định là nên đợi để xem cơ thể có thể tự loại bỏ vật đó một
cách bình thường không. Bạn nên theo dõi các triệu chứng, như nôn mửa,
sôts hoặc đau. Bạn cũng nên theo dõi phân để xem xem liệu vật đó đã được
loại bỏ ra ngoài hay chưa.
Phẫu thuật
Bác
sỹ sẽ điều trị ngay lập tức nếu vật lạ gây ra đau đớn hoặc gây tổn
thương thực phản hoặc ruột. Tình trạng này có thể sẽ cần phải phẫu thuật
mở hoặc mổ nội soi để loại bỏ vật lạ ra ngoài mà không gây tổn thương
ruột hoặc thực quản.
|