Trưởng khoa Tai Mũi Họng, BV ĐHYD TP.HCM - Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM
Nước súc miệng có tiêu diệt được virus, ai nên sử dụng?
Câu hỏi
Em nghe có thông tin việc súc họng với dung dịch sát khuẩn là “chốt chặn sau cùng” để phòng ngừa lây bệnh COVID-19. Nhờ BS cho biết nước súc miệng sát khuẩn cần có thành phần như thế nào là có thể diệt khuẩn, diệt virus ạ? Khi nào nên súc họng, nếu súc họng nhiều lần quá thì liệu có hại gì không?
Trả lời
Người có nguy cơ nhiễm COVID-19 nên súc họng thường xuyên
Chào bạn,
Một nghiên cứu gần đây trên tạp chí Nature cho thấy virus tập trung rất nhiều trên bề mặt niêm mạc vùng hầu họng. Vì thế, bên cạnh các trang bị bảo hộ cho bác sĩ như đeo khẩu trang phẫu thuật, kính bảo vệ mắt, găng tay, bệnh nhân được khuyến cáo cho sử dụng thuốc sát trùng vùng miệng trước khi làm thủ thuật để giảm các mầm bệnh nói chung, tránh lây nhiễm cho bác sĩ trong lúc thực hiện thủ thuật.
Tuy nhiên, tác giả bài báo cho rằng chlorhexidine vốn được sử dụng rộng rãi trước đây cho mục đích này, có thể kém tác dụng đối với coronavirus chủng mới gây bệnh COVID-19.
Do COVID-19 dễ bị tiêu diệt bởi sự oxy hóa, nên các dung dịch súc miệng chứa chất oxy hóa như hydrogen peroxide 1% hay poviodine 0,2% được khuyến cáo với mục đích làm giảm vi khuẩn trong miệng cũng như COVID-19 tiềm ẩn ở trong vùng miệng - họng của bệnh nhân.
Dung dịch súc miệng - họng là povidone-iodine với nồng độ pha loãng 0,23% có tác dụng làm bất hoạt nhanh chóng các chủng coronavirus gây bệnh SARS và MERS trước đây là SARS-CoV, MERS-CoV sau 15 giây tiếp xúc với thuốc trong môi trường thí nghiệm.
Tuy nhiên, đến nay vẫn còn quá sớm để đưa ra kết luận về vai trò của thuốc súc họng trong phòng chống virus SARS-CoV-2.
Vấn đề ai nên sử dụng thì đó là người có nguy cơ cao mắc bệnh như: nhân viên y tế có nguy cơ nhiễm bệnh, các đối tượng có nguy cơ trong cộng đồng như tiếp xúc gần với người nghi nhiễm bệnh, chăm sóc bệnh nhân, hoặc để súc miệng - họng cho bệnh nhân.
Cuối cùng, cũng cần lưu ý là khi súc họng, chúng ta nên cố gắng “khò” dung dịch sát khuẩn để thuốc có thể tiếp xúc với phần thấp (hạ họng - họng thanh quản) để đạt được hiệu quả sát khuẩn tối đa.
Thân mến.
(Trích từ Livestream GS.TS.BS Phạm Kiên Hữu: Bí quyết người bệnh tai mũi họng sống khỏe trong mùa dịch COVID-19)
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình