Hotline 24/7
08983-08983

Nhiễm vi trùng HP chắc chắn sẽ bị ung thư dạ dày?

Câu hỏi

Thưa BS Lưu Phương, Thời gian gần đây cháu nghe nói rất nhiều đến virus HP (Gọi là virus hay vi trùng HP, thưa BS?). Vậy HP trong dạ dày là gì, nguy hiểm đến đâu mà ai cũng sợ? Có phải cứ bị HP là sẽ bị ung thư dạ dày? Cách chữa trị có khó lắm không? Một liệu trình điều trị HP có mắc lắm không ạ? BS có thể cho cháu xin phác đồ điều trị? Thời gian điều trị bao lâu? Cháu nghe nói uống thuốc trị HP thì “vật vã, khó chịu” lắm. Khả năng tái lại là bao nhiêu phần trăm? Làm gì để không bị tái phát HP, thưa BS? Cháu cảm ơn BS rất nhiều! (Đức Trường, 21 tuổi, sinh viên – TPHCM)

Trả lời

ThS.BS.CK2 Trần Ngọc Lưu Phương

ThS.BS.CK2 Trần Ngọc Lưu Phương

Trưởng khoa Nội soi tiêu hóa, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, Giảng viên đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Chào bạn,

Đây là vi trùng chứ không phải là virus (trong y khoa gọi là siêu vi trùng) nó có kích thước nhỏ bé hơn vi trùng và phải nhìn bằng kính hiển vi điện tử mới thấy được chứ kính hiển vi bình thường không thể nào thấy.

Vi trùng HP khi xâm nhập vào cơ thể chúng ta chúng sẽ đến cư trú tại dạ dày như là nhà của chúng. Vấn đề là đa số trường hợp khi vi khuẩn HP sống trong dạ dày chúng ta chúng sẽ gây ra hậu quả là phá hoại dạ dày gây viêm loét dạ dày.

Tuy nhiên, cũng có những trường hợp vi trùng HP sống trong dạ dày nhưng không gây viêm loét dạ dày và không gây triệu chứng gì. Đó là trường hợp bạn may mắn nhiễm phải chủng vi khuẩn động lực thấp hay còn gọi là chủng hiền lành.

Nhiễm vi khuẩn HP trong dạ dày dù là chủng hiền lành thì cũng làm tăng nguy cơ bị ung thư dạ dày từ 5-20 lần.

Nói nôm na, nếu bạn bị viêm loét dạ dày do nhiễm vi trùng HP thì bạn dễ bị mắc bệnh ung thư dạ dày hơn người bình thường. Nhưng không phải cứ nhiễm vi trùng HP là bị ung thư dạ dày. Việc mắc ung thư dạ dày còn nhiều yếu tố tác động tới như: chủng tộc, yếu tố di truyền của gia đình, chế độ ăn nhiều muối hay nhiều hóa chất độc hại có thể gây ung thư, tình trạng teo niêm mạc dạ dày kèm theo.

Việc chữa trị không quá khó khăn với các phác đồ phối hợp kháng sinh từ 10-15 ngày, tỷ lệ thành công sẽ dao động từ 70-90%. Cũng như những loại kháng sinh khác, tác dụng phụ là vấn đề không tránh khỏi khi điều trị nhưng chỉ gặp 10-20% số trường hợp và không quá “vật vã” như bạn nghĩ đâu.

Để phòng ngừa, bạn nên ăn chín, uống sôi, rửa sạch.


AloBacsi.vn - nơi bạn có thể trò chuyện, chia sẻ mọi thắc mắc với bác sĩ chuyên khoa.

AloBacsi.vn giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe.
Mọi thắc mắc về sức khỏe gửi đến email: kbol@alobacsi.vn.

Bạn đọc có thể ghi kèm số điện thoại để bác sĩ liên hệ khi cần thiết.
Để chính xác về nội dung cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ Unicode).

Chân thành cảm ơn.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X