Hotline 24/7
08983-08983

Ngứa tai lâu dài, nên khám ở đâu?

Câu hỏi

Thưa bác sĩ, Em bị ngứa tai khoảng gần 3 tháng rồi. Cứ ngứa là gãi, sau đó tai đỏ ửng lên. Em có ra hiệu thuốc mua thuốc uống, thuốc bôi ngoài tai nhưng chỉ giúp em đỡ ngứa một thời gian, không dùng đến thuốc nữa là bệnh tái phát, tai ngứa ngáy khó chịu và đỏ ửng lên. Em không nhớ uống thuốc gì, chỉ giữ lại 2 tuýp thuốc mỡ bôi da là PROZALIC 15g và GENTRI-SONE. Em xin nhờ các bác sĩ tư vấn giúp em và cho em lời khuyên. Em nên đi khám tai ở đâu để được điều trị an toàn, dứt điểm?

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Chào em,

Theo như mô tả thì em gặp phải tình trạng viêm tai ngoài liên quan tới lớp da bao phủ ống tai ngoài. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, tương đối phổ biến, đặc biệt ở nước ta do khí hậu nóng ẩm, môi trường ô nhiễm cộng với thói quen ngoáy tai bằng dụng cụ không sạch hoặc lau tai quá nhiều lần làm trầy xước lớp da bảo vệ ống tai tạo điều kiện cho vi trùng, nấm xâm nhập và và gây viêm.

Một nguyên nhân khác nữa là viêm da dị ứng liên quan đến tiếp xúc với hoá chất, mỹ phẩm hoặc khuyên tai… Gentrisone có thành phần corticosteroid kháng viêm mạnh nhưng không nên sử dụng lâu dài vì có nhiều tác dụng phụ.

Do đó, để xác định nguyên nhân và điều trị đúng, em có thể tới khám tại Bệnh viện Tai Mũi Họng nếu ở TPHCM em nhé.

Thân mến.
Mời tham khảo thêm:

Viêm tai ngoài hay còn gọi là viêm khoang tai ngoài. Đây là nhiễm trùng lớp da mỏng ở khoang tai, thường là do vi khuẩn hoặc trong một số trường hợp hiếm có thể do nấm. So với viêm tai giữa, viêm tai ngoài thường gặp và ít trầm trọng hơn. Tuy nhiên, bệnh có thể làm bạn khó chịu vì cảm giác ngứa, đau hoặc chảy mủ tai. Nếu viêm tai ngoài không điều trị kịp thời có thể lan đến viêm tai giữa và ảnh hưởng nghiêm trọng đến thính lực.

Nguyên nhân chủ yếu của viêm tai ngoài là do tai tiếp xúc với nguồn nước bẩn trong hồ bơi hoặc ao hồ, một số nguyên nhân khác như đeo tai nghe không sạch, dụng cụ ngoáy tai không bảo đảm vệ sinh.

Bệnh viêm tai ngoài khá phổ biến ở trẻ em và người hay bơi lội. Ngoài ra, người bị tiểu đường, bị dị ứng da và những ai có tai không tạo đủ ráy tai đều dễ mắc viêm tai ngoài hơn. Khi bị viêm tai ngoài, người bệnh sẽ cảm thấy: đau tai và đau nhiều hơn khi kéo dái tai hoặc khi ấn vào tai; ngứa trong tai; Sốt nhẹ (thỉnh thoảng); mủ chảy ra từ trong tai; đôi khi có cục u hoặc mụn nhọt nhỏ gây đau trong khoang tai...

Điều tị viêm tai ngoài cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra tránh để nước vào tai bằng cách đeo nút bịt lỗ tai khi tắm hoặc đội mũ bơi khi đi bơi để phòng bệnh.

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X