-
Muốn gọi cấp cứu bằng xe 2 bánh, liên hệ số nào?
Câu hỏi
Chào bác sĩ, Tôi 56 tuổi, có bệnh cao huyết áp. Phòng trường hợp cần, tôi nhờ AloBacsi cung cấp giúp số điện thoại cấp cứu bằng xe 2 bánh, vì nhà tôi trong hẻm. Chân thành cảm ơn. (Nguyễn Đình Tín - 56 tuổi, TPHCM)
Trả lời
Bác Tín thân mến,
Vừa qua, Bệnh viện đa khoa Sài Gòn (quận 1, TP.HCM) chính thức thí điểm mô hình cấp cứu ngoại viện bằng xe hai bánh. Mô hình này được Sở Y tế giao cho bệnh viện phối hợp với Trung tâm Cấp cứu 115 thực hiện.
Bệnh viện đa khoa Sài gòn chọn loại xe tay ga có động cơ 100-125 phân khối, được trang bị hai "tủ thuốc" với đầy đủ các loại thuốc, trang thiết bị cần thiết cho một ca cấp cứu khẩn cấp như thuốc an thần, dung dịch truyền, thuốc chống loạn nhịp,... Cốp sau cấp cứu bằng xe 2 bánh còn trang bị kim tiêm, máy sốc điện, máy đo điện tim,…
Hiện, đội ngũ cấp cứu bằng xe 2 bánh hiện có 24 người, gồm 5 bác sĩ, 13 điều dưỡng và 4 tài xế, hoạt động 24/24.
Nếu chẳng may xảy ra các trường hợp cấp cứu và cần đến đội ngũ này, bác có thể liên hệ Trung tâm cấp cứu 115. Nếu là số điện thoại bàn nhấn số 115, nếu gọi bằng di động nhấn 028 115. Tùy vào trường hợp cụ thể của người cần cứu địa, địa bàn nơi sinh sống như thế nào mà Trung tâm sẽ điều xe cấp cứu cho phù hợp.
Khi gọi 115, tổng đài sẽ hỏi một vài câu hỏi để giúp điều động xe cấp cứu đến chỗ bác nhanh nhất.
- Người nhận cuộc gọi cấp cứu cần biết những thông tin sau:
+ Địa chỉ chính xác của nơi bệnh nhân cần cấp cứu
+ Vấn đề là gì? Cho biết chính xác những gì đã xảy ra?
+ Bệnh nhân bao nhiêu tuổi?
+ Bệnh nhân mê hay tỉnh?
+ Bệnh nhân còn thở hay không?
+ Vấn đề là gì? Cho biết chính xác những gì đã xảy ra?
+ Bệnh nhân bao nhiêu tuổi?
+ Bệnh nhân mê hay tỉnh?
+ Bệnh nhân còn thở hay không?
Trong khi bác đang trả lời những câu hỏi này thì xe cấp cứu đã khởi hành. Trong thời gian đó nhân viên tổng đài sẽ hướng dẫn cho bác cụ thể cần phải làm gì khi chờ xe cấp cứu đến nơi. Thông tin bác cung cấp cũng sẽ được chuyển đến nhân viên y tế trên xe.
Những câu hỏi bổ sung có thể được hỏi thêm sau đó tùy theo tình huống và tình trạng bệnh nhân. Lúc này, hãy bình tĩnh. Đừng vội cúp máy, chờ đến khi người nhận cấp cứu có được những thông tin cần thiết từ bác.
Nếu bác ở xa hay những nơi khó tìm (như không có số nhà, số mới cũ, số nhà không theo thứ tự,…) thì bác cũng nên gợi ý các điểm mốc gần nhất để xe cấp cứu dễ tìm đến chỗ bác và nhờ người thân đợi ở bên ngoài đầu hẻm, đầu đường để hướng dẫn xe cấp cứu tìm đến chỗ bác nhanh nhất.
Thu thập lại những toa thuốc hay những thuốc (nếu có) mà bệnh nhân đã dùng, đang dùng hay vừa mới dùng để đưa cho nhân viên cấp cứu xem (nếu có yêu cầu). Báo cho nhân viên cấp cứu về tình trạng dị ứng thuốc trước đây (nếu có).
Chúc bác sức khỏe.
Trân trọng!
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình