Hotline 24/7
08983-08983

Mệt mỏi, nôn nhiều khi điều trị lao, em phải làm sao?

Câu hỏi

Chào bác sĩ, Cháu thấy đau lưng nên đi khám sức khỏe, chụp Xquang phổi có nhiều nốt rải rác hai bên phổi. Đường kính 2x8mm. Cháu đi kiểm tra ở khoa Khám bệnh yêu cầu ở Bệnh viện Lao phổi Trung ương thì bác sĩ chẩn đoán lao phổi AFB (+) một mẫu có 2 AFB và một mẫu có 5 AFB. Cháu uống thuốc theo phác đồ của bác sĩ được 4 tháng rưỡi thì có bị nôn và mệt nhiều. Bác sĩ cho cháu dừng thuốc 1 tháng rồi mà cháu vẫn thấy mệt nhiều về chiều, còn bị thêm triệu chứng ăn sáng xong bị đau bụng, đi ngoài phân lỏng, có dịch nhầy. Bác sĩ cho cháu lời khuyên ạ.

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

Bệnh lao kê. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Bệnh lao kê. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Theo như mô tả có khả năng thể lao bạn mắc phải là lao kê, đây là một thể lao gây bệnh theo đường máu, bao giờ cũng rất nặng; thậm chí gây thương tổn cho toàn bộ cơ thể. Bệnh thường xuất hiện khi cơ thể suy giảm sức chống đỡ như suy dinh dưỡng, suy kiệt, tiểu đường, có thai, nhiễm HIV/AIDS...

Triệu chứng đi ngoài phân lỏng có đàm nhầy có thể do nhiễm khuẩn cấp tính liên quan đến tình trạng suy giảm miễn dịch, cũng có thể do lao ruột gây nên. Tiêu chảy, ăn kém làm cho tình trạng suy mòn nặng hơn, có thể khiến bệnh diễn tiến nặng rất nhanh chóng.

Tóm lại, tình trạng của bạn khá nghiêm trọng, có thể nguy hiểm tính mạng nên cần nhập viện ở bệnh viện chuyên khoa về lao để được can thiệp xử trí càng sớm càng tốt bạn nhé!

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Bệnh lao kê là một dạng bệnh lao đặc trưng bởi các tổn thương nhỏ với kích thước 1–5mm lan khắp cơ thể. Tên bệnh xuất phát từ mô hình đặc biệt quan sát thấy trên phim chụp X-quang ngực với nhiều đốm nhỏ phân bố trên khắp nhu mô phổi tương tự như hạt kê, do đó có thuật ngữ bệnh lao kê. Bệnh lao kê có thể lây nhiễm bất kỳ cơ quan nào như phổi, gan và lá lách.

Bệnh lao kê là một dạng bệnh lao, vì vậy nó có thể lây nhiễm qua người khác. Tuy nhiên, bị nhiễm khuẩn lao và mắc bệnh lao là hai vấn đề khác nhau. Nhiều người bị nhiễm khuẩn lao nhưng lại không mắc bệnh do có hệ miễn dịch khỏe mạnh và khả năng chống bệnh tốt.

Lao kê có thể lây qua đường hô hấp, đường máu hoặc sữa mẹ. Vì vậy, bạn cần đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt khi phát hiện các triệu chứng bất thường.

Phác đồ điều trị lao kê tiêu chuẩn theo khuyến cáo của tổ chức Y tế Thế giới là dùng isoniazid và rifampicin trong 6 tháng, cũng như ethambutol và pyrazinamide trong hai tháng đầu tiên. Nếu có bằng chứng của viêm màng não, bạn có thể điều trị kéo dài đến 12 tháng.

Bằng chứng từ các nghiên cứu đã công bố cho thấy tiêm chủng BCG có hiệu quả trong việc giảm tỷ lệ mắc bệnh lao kê, đặc biệt ở trẻ em. Vì vậy, bạn và con bạn cần tiêm vắc xin để bảo vệ mình không bị mắc bệnh này.



Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X