Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM
Làm sao để thải khí độc trong phổi?
Câu hỏi
Bác sĩ cho em hỏi, Nhà em ở gần lò sản xuất vôi trong 4 năm. Nhà em có trẻ con, nếu hít phải bụi vôi sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng như thế nào ạ? Làm thế nào để thải khí độc trong phổi? Em đọc trên mạng thấy nói uống nước chanh vào buổi sáng giúp thải độc có phải không ạ? Em xin cảm ơn ạ.
Trả lời
Hít phải bụi vôi không tốt cho phổi. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Chào bạn,
Các lò vôi thủ công nằm xen kẽ trong khu dân cư, gây ô nhiễm môi trường là vấn nạn môi trường nhiều năm qua ở nước ta mà chưa thể khắc phục đuọc triệt để. Bụi vôi có thành phần chủ yếu là calcium carbonate, dạng bột màu trắng. Trong y học, vôi có thể dùng làm chất ổn định pH dạ dày, bổ sung calci thiếu hụt hoặc dùng trong công nghiệp thực phẩm.
Tiếp xúc nhiều với bụi vôi có thể gây kích ứng da, niêm mạc, đặc biệt là mắt. Hít nhiều bụi vôi gây ho, tăng nguy cơ nhiễm trùng hô hấp.
Hiện chưa có nghiên cứu chứng minh được hít nhiều bụi vôi gây ra ung thư phổi nhưng nếu hít quá nhiều trong thời gian dài chắc chắn sẽ gây ra các bệnh lý mạn tính của phổi. Hơn nữa, trong quá trình sản xuất vôi còn sử dụng nhiều hoá chất khác chứ không phải chỉ có vôi tinh khiết.
Để hạn chế tác hại trên đường hô hấp chỉ có cách hiệu quả nhất là dùng khẩu trang, nhất là các loại khẩu trang chuyên dụng có thể tránh đuọc 40-60% hít phải bụi vôi. Nếu tình trạng sản xuất vôi gây ô nhiễm, khó chịu nhiều bạn nên phản ánh với cơ quan chức năng địa phương bạn nhé!
Thân mến.
Các lò vôi thủ công nằm xen kẽ trong khu dân cư, gây ô nhiễm môi trường là vấn nạn môi trường nhiều năm qua ở nước ta mà chưa thể khắc phục đuọc triệt để. Bụi vôi có thành phần chủ yếu là calcium carbonate, dạng bột màu trắng. Trong y học, vôi có thể dùng làm chất ổn định pH dạ dày, bổ sung calci thiếu hụt hoặc dùng trong công nghiệp thực phẩm.
Tiếp xúc nhiều với bụi vôi có thể gây kích ứng da, niêm mạc, đặc biệt là mắt. Hít nhiều bụi vôi gây ho, tăng nguy cơ nhiễm trùng hô hấp.
Hiện chưa có nghiên cứu chứng minh được hít nhiều bụi vôi gây ra ung thư phổi nhưng nếu hít quá nhiều trong thời gian dài chắc chắn sẽ gây ra các bệnh lý mạn tính của phổi. Hơn nữa, trong quá trình sản xuất vôi còn sử dụng nhiều hoá chất khác chứ không phải chỉ có vôi tinh khiết.
Để hạn chế tác hại trên đường hô hấp chỉ có cách hiệu quả nhất là dùng khẩu trang, nhất là các loại khẩu trang chuyên dụng có thể tránh đuọc 40-60% hít phải bụi vôi. Nếu tình trạng sản xuất vôi gây ô nhiễm, khó chịu nhiều bạn nên phản ánh với cơ quan chức năng địa phương bạn nhé!
Thân mến.
Mời tham khảo thêm:
Bệnh bụi phổi là một thuật ngữ chung cho bất kỳ bệnh phổi nào do bụi gây ra và sau đó bụi tích tụ sâu trong phổi gây ra tổn thương. Bệnh bụi phổi thường được coi là bệnh phổi lao động, bao gồm cả chứng bệnh xơ vữa động mạch, bệnh phổi nhiễm bui silic và bệnh phổi mổ than (CWP), còn được gọi là “bệnh phổi đen”. Mức độ nghiêm trọng của bệnh bụi phổi rất khác nhau tùy thuộc vào loại bụi, phần số lượng phổi bị ảnh hưởng và mức độ tiếp xúc của bụi. Bệnh bụi phổi đôi khi không gây ra triệu chứng và được chẩn đoán trong các chương trình giám sát tại nơi làm việc để kiểm tra sức khỏe của người lao động. Bạn sĩ tìm ra dấu hiệu ban đầu của bệnh bụi phổi bằng cách chụp X-quang ngực và/hoặc phế dung (kiểm tra hít vào – thở ra để kiểm tra xem không khí trong và ngoài phổi như thế nào). Trong giai đoạn đầu của bệnh bụi phổi, bệnh nhân mắc bệnh có thể không gặp bất kỳ dấu hiệu và triệu chứng nào cả. Các triệu chứng bệnh có thể bao gồm: - Ho, có hoặc không có chất nhầy (đờm); - Tức ngực; - Khó thở. Không có phương pháp điều trị đặc biệt hoặc thuốc men cho bệnh bụi phổi và không có phương pháp chữa bệnh. Hầu hết các phương pháp điều trị cho bệnh nhân bệnh bụi phổi là nhằm hạn chế thêm thiệt hại cho phổi, giảm các triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống. Bệnh nhân có thể được điều trị bằng các loại thuốc hít nếu họ có các triệu chứng hen hay bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Một chương trình phục hồi chức năng phổi có thể được đề nghị để cải thiện khả năng tập thể dục của một bệnh nhân. Bác sĩ cung cấp lượng oxy nếu bạn có mức oxy thấp. Một số người cần dùng máy cung cấp oxy tất cả thời gian trong ngày, trong khi những người khác chỉ cần thiết bị này khi họ đang hoạt động hoặc trong khi ngủ. Nếu bị bệnh bụi phổi, bạn nên: - Đến thăm khám thường xuyên với bác sĩ; - Kiểm tra thường xuyên, chẳng hạn như các xét nghiệm chức năng phổi (“kiểm tra hít - thở”) hoặc chụp X-quang ngực để theo dõi tình trạng của bạn và của bệnh ( nếu có); - Chích ngừa cúm mỗi năm và bạn nên yêu cầu chuyên viên y tế tiêm phòng vắc xin bệnh viêm phổi; - Những người bị bệnh bụi phổi silic nên khám thử bệnh lao trên da để đảm bảo rằng bệnh lao không phát triển ở cả trong phổi. |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình