Bác sĩ khoa Gây mê hồi sức - Bệnh viện Phụ sản Quốc tế Sài Gòn
Làm gì để trẻ không bị tim bẩm sinh?
Câu hỏi
Xin chào BS, Tôi 29 tuổi, có 1 bé đầu bị tim bẩm sinh, dạng thông liên thất quanh màng, KT 7 mm. Cháu mổ lúc 3 tháng tuổi (bây giờ hơn 2 tuổi). Qua những lần thăm khám định kỳ tại BV Việt Đức, tình hình sức khỏe của cháu tốt. Trước khi có bầu cháu, sức khỏe tôi hoàn toàn bình thường. Trong 3 tháng đầu mang thai, tôi có tiếp xúc với 1 số đồng nghiệp bị cúm, rubella nhưng không bị lây nhiễm mặc dù tôi rất nghén trong 4 tháng đầu. Đến tuần 18 tôi ốm sốt và phải truyền dịch. Rất nhiều lần đi khám, siêu âm ở BV nhưng không phát hiện bé bị tim bẩm sinh. Đến khi sinh ra mới biết. Vậy đâu là nguyên nhân khiến bé bị bệnh này? Vợ chồng tôi định sinh bé thứ 2 nhưng lo lắng sẽ bị như bé đầu. Tôi đã đi tiêm rubella, cúm, viêm gan B 3 tháng. Mong AloBacsi tư vấn để sinh bé khỏe mạnh. Tôi cần làm xét nghiệm hay thăm khám gì để đảm bảo thai kỳ khỏe? Xin cảm ơn. (Ngọc Vân - Vĩnh Phúc)
Trả lời
Bạn Vân thân mến,
Tim người bao gồm 4 buồng: 2 tâm nhĩ và 2 tâm thất. Bình thường giữa 2 tâm nhĩ hay giữa 2 tâm thất không có lỗ thông. Thông liên thất là một khiếm khuyết của vách liên thất, tức là vách ngăn giữa hai buồng tâm thất của tim thông với nhau.
Thông liên thất phần quanh màng là bệnh tim bẩm sinh thường gặp và thông thường cũng không đóng lại tự nhiên được.
Nguyên nhân gây ra thông liên thất hiện nay cũng chưa xác định. Những khuyết tật này có lẽ xảy ra do những sai sót trong sự phát triển ở giai đoạn phôi thai.
Trong giai đoạn đầu của sự phát triển thai nhi, vách ngăn giữa thất phải và thất trái không có. Khi thai nhi phát triển, có một thành cơ chia tách hai tâm thất. Nếu cơ không tạo được một vách vững chắc, một lỗ thông vẫn còn và được gọi là thông liên thất. Lý do tại sao và làm thế nào những sai sót này phát triển hiện không hoàn toàn hiểu rõ. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy những sai sót này xảy ra như là kết quả của sự tác động phức tạp của nhiều yếu tố, cả về di truyền và môi trường sống.
Hầu hết bệnh tim bẩm sinh hiện không thể phòng ngừa. Những lời khuyên sau đây sẽ giúp cho phụ nữ đang mang thai hoặc dự định có thai phòng ngừa khuyết tật ở thai nhi và có thai kỳ khỏe mạnh:
- Những phụ nữ đang mang thai hoặc dự định có thai nên dùng ít nhất 400 micrograms acid folic mỗi ngày. Tốt nhất nên uống 400 microgram acid folic trong suốt 3 chu kỳ kinh nguyệt trước khi có em bé, hoặc ít nhất một tháng trước khi thụ thai.
- Không hút thuốc lá và dùng các loại thức uống có cồn trong lúc mang thai.
- Chỉ dùng thuốc uống khi có chỉ định BS.
- Điều trị bệnh tiểu đường và kiểm soát tốt đường huyết trước và trong lúc mang thai.
- Giữ cân nặng hợp lý khi mang thai (nếu có béo phì phải giảm cân).
- Chủng ngừa các bệnh nhiễm khuẩn: Rubella, cúm...
- Khi mang thai, nên khám thai định kỳ theo lịch hẹn và làm các xét nghiệm tiền sản để phát hiện các nguy cơ cho thai nhi.
Hiện siêu âm tim thai nhi sớm ở tuần thứ 16 có thể cho biết một số vấn đề gặp phải ở tim của thai nhi.
AloBacsi.vn
- nơi bạn có thể trò chuyện, chia sẻ mọi thắc mắc với bác sĩ chuyên khoa.
AloBacsi.vn
giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe.
Bạn đọc có thể ghi
kèm số điện thoại để bác sĩ liên hệ khi cần thiết. Chân thành cảm ơn. |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình