Hotline 24/7
08983-08983

Ít nói, có suy nghĩ tự tử, hay khóc, BS giúp con với

Câu hỏi

Chào BS, Con năm nay 20 tuổi, đang học đại học. Hiện tại con ở chung nhà với chị gái ruột. Con với chị gái không thân với nhau vì từ nhỏ hai chị em con đã không thân thiết, nhiều lúc con cảm thấy ghét chị con. Từ lúc con lên học đại học ở chung với chị, con và chị con cãi nhau rất nhiều vì những chuyện không đâu, con cảm thấy stress rất nhiều. Cách đây không lâu, con đã từng có ý nghĩ giết chị con nhưng con biết đó là ý nghĩ sai trái nhất thời nên đã nghĩ sao con lại có thể có ý nghĩ kinh tởm đến như thế. Con hay khóc vì những câu nói đơn thuần của chị hoặc của bạn bè xung quanh, có lúc con nghĩ là tại chị con nên con mới như vậy, có lúc thì con lại tự trách bản thân vô dụng, nhu nhược. Gần đây con lại có thêm ý nghĩ tự tử vì luôn nghĩ bản thân vô dụng, chả làm nên trò trống gì. Con ít nói hơn hẳn và không còn cảm thấy hứng thú với bất cứ điều gì, chỉ làm qua loa. Con không biết làm sao để loại bỏ những ý nghĩ tiêu cực, cảm xúc thái quá, đỗ lỗi cho người khác hoặc có lúc tự trách bản thân, tần số xuất hiện ý nghĩ tự tử ngày càng nhiều. Mong BS có thể giúp con. Con cảm ơn bác rất nhiều!

Trả lời

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương

Bệnh trầm cảm. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Bệnh trầm cảm. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Tôi mừng vì em ý thức được vấn đề của bản thân, còn kiểm soát được lý trí và hành động của mình, chịu mở lòng và muốn tìm cách thoát ra. Điều này rất có lợi cho việc điều trị và phục hồi bệnh của em.

Quả thật, theo tâm sự của em thì tôi cũng nhận thấy em có những bất ổn về mặt tâm lý - tâm thần, có khả năng có bệnh trầm cảm. Người có bệnh trầm cảm thì nhìn mọi sự vật, sự việc theo hướng tiêu cực nhiều hơn, mặc dù ban đầu là từ mâu thuẫn giữa chị - em, nhưng về sau lại tiến triển xấu hơn nhiều, có biểu hiện của trầm cảm.

Trước mắt, tôi gửi em tiêu chuẩn chẩn đoán trầm cảm, em so với bản thân mình xem sao nhé: người bệnh có biểu hiện ≥ 5 các triệu chứng sau đây trong khoảng thời gian hai tuần. Ít nhất một trong các triệu chứng phải là một tâm trạng chán nản, thất thoát một quan tâm hay niềm vui. Các triệu chứng có thể dựa vào cảm xúc của riêng bản thân hoặc có thể dựa trên các quan sát của người khác. Chúng bao gồm:

- Suy yếu tâm trạng nhất trong ngày, gần như mọi ngày, chẳng hạn như cảm thấy buồn, trống rỗng hoặc rơi lệ (ở trẻ em và thanh thiếu niên, tâm trạng chán nản có thể xuất hiện như là khó chịu liên tục).

- Giảm hoặc cảm thấy không có niềm vui trong tất cả hoặc gần như tất cả các hoạt động trong ngày, gần như mỗi ngày.

- Giảm cân đáng kể khi không ăn kiêng, hoặc tăng cân vượt trội khi không có bệnh lý khác gây tăng cân đi kèm.

- Mất ngủ hoặc làm tăng ham muốn ngủ gần như mỗi ngày.

- Bồn chồn hoặc làm chậm lại hành vi có thể được quan sát bởi những người khác.

- Mệt mỏi hay mất năng lượng gần như mỗi ngày.

- Cảm xúc của vô dụng hoặc quá nhiều tội lỗi không thích hợp hoặc gần như mỗi ngày.

- Vấn đề ra quyết định hoặc khó tập trung suy nghĩ gần như mỗi ngày.

- Thường xuyên suy nghĩ về cái chết hoặc tự tử, hoặc cố gắng tự tử.

Tuy nhiên, em vẫn cần khám BS chuyên khoa Tâm thần để BS gặp trao đổi trực tiếp với em, xác định xem em có thật sự trầm cảm hay do áp lực cuộc sống ảnh hưởng lên tâm lý tạm thời mà thôi, có thêm vấn đề gì khác không, có bệnh lý nào khác tác động lên không (như bệnh lý nội tiết, thần kinh trung ương...), mức độ bệnh ra sao…để kê thuốc điều trị và tư vấn tâm lý cho em.

Em đừng vội hiểu lầm ý tôi nói em bị “tâm thần” như theo cách hiểu của đa phần người dân về ngành học Tâm thần, theo phân ngành y khoa, BS Tâm thần là người chuyên trị các rối loạn thuộc về tinh thần, trong đó thường gặp là trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn giấc ngủ...

Bệnh trầm cảm là bệnh có thể điều trị được. Chết là kết thúc tất cả quá dễ dàng, nếu em dũng cảm điều trị trầm cảm thì em sẽ nhìn sự việc sáng hơn, có khi tình cảm chị em lại cải thiện, em lấy lại thăng bằng trong cuộc sống, trong học tập.

Ở TPHCM, một số trung tâm có chuyên khoa Tâm thần mạnh là BV Nguyễn Tri Phương, ĐH Y dược... em có thể tham khảo thêm.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:

>> Bệnh trầm cảm của tôi nên điều trị thế nào, AloBacsi ơi?

>> Dấu hiệu nhận biết bệnh trầm cảm?

Trầm cảm là chứng rối loạn tâm trạng gây ra cảm giác buồn bã, thất vọng, tự cô lập bản thân, ảnh hưởng đến suy nghĩ và hành động của cá nhân. Tình trạng này gây trở ngại không nhỏ đến cuộc sống hàng ngày của mỗi chúng ta và thậm chí có thể dẫn tới việc tự tử.

Trầm cảm không chỉ là nỗi buồn hay sự cô đơn trong một thời gian ngắn mà nó kéo dài trung bình từ 6-8 tháng.

Chứng trầm cảm tưởng như đơn giản nhưng thật sự rất nguy hiểm và gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Vào năm 2015, ước tính có 16,1 triệu người trưởng thành ở Mỹ (từ 18 tuổi trở lên) bị mắc chứng trầm cảm. Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia (NIMH) đã tuyên bố trầm cảm trở thành chứng bệnh phổ biến nhất về rối loạn tâm lý.

Trầm cảm có thể ảnh hưởng tới bất cứ ai, ở mọi lứa tuổi, giới tính mà chúng ta không thể lường trước được. Theo NIMH thì số phụ nữ mắc trầm cảm nhiều gấp đôi so với nam giới.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X