Hotline 24/7
08983-08983

Hay tưởng tượng và sống trong suy nghĩ, chữa thế nào?

Câu hỏi

Chào bác sĩ! Em 25 tuổi, không biết từ bao giờ trong đầu em cứ tự tưởng tượng 1 vấn đề buồn gì đó rồi sống trong suy nghĩ đó hoài. Em không thể kiểm soát nó dừng lại được ạ. Mong bác sĩ giúp em.

Trả lời

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương

Chào em,

Hay tưởng tượng, suy nghĩ về cuộc sống và các vấn đề xoay quanh nó là đặc trưng của tuổi đôi mươi, độ tuổi của sự phát triển và định hình tính cách, khám phá bản thân và khám phá thế giới. Mơ mộng, tưởng tượng cũng có cái lợi của nó, là tiền đề của sáng tạo, của phát minh và nghệ thuật, có khi đó là cách em giải tỏa những áp lực trong cuộc sống, cũng có khi do em thuộc kiểu tuýp người quá nghệ sĩ.

Vì thế, với các thông tin em nêu trên thì chưa đủ dữ kiện để chẩn đoán em bị rối loạn tâm thần - tâm lý. Nhưng mà, nếu tình trạng này kéo dài, em mất kiểm soát suy nghĩ của mình, buồn hoài không thể làm gì khác, khi đó là có bệnh.

Hay suy nghĩ, tưởng tượng có mặt lợi và cả mặt hại.

Do đó, trước mắt, em nên sắp xếp thời khóa biểu làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tập thể dục để giải tỏa năng lượng xấu, tham gia hoạt động xã hội, làm tình nguyện viên (chùa, nhà thờ, các hội nhóm hỗ trợ xã hội...) cố gắng "sống thực" giao tiếp trực tiếp người với người, làm việc có ích cho xã hội, hơn là "sống ảo" trong phim ảnh, truyện tiểu thuyết và nguy hại nhất là mạng xã hội...nếu tình trạng vẫn không bớt hay nặng hơn, nói cách khác là em không kiểm soát được cảm xúc của mình, không còn phân biệt được giữa thực và ảo thì cần tâm sự với gia đình và khám tâm lý - tâm thần.

Em đừng vội hiểu lầm ý tôi nói em bị “tâm thần” như theo cách hiểu của đa phần người dân về ngành học Tâm thần, theo phân ngành y khoa, bác sĩ Tâm thần là người chuyên trị các rối loạn thuộc về tinh thần, trong đó thường gặp là trầm cảm, rối loạn nhân cách...

Để chẩn đoán một người có trầm cảm không, có kèm bệnh gì hay không, cần điều trị thuốc gì thì bác sĩ và bệnh nhân phải ngồi lại với nhau. Bởi vì các bệnh lý tâm thần sẽ có một số triệu chứng chồng lấp với nhau, bác sĩ phải dành thời gian khai nhác bệnh sữ kỹ càng, đào sâu vào từng triệu chứng mới kết luận được là người bệnh thuộc nhóm bệnh nào, đồng thời cũng phải loại trừ những bệnh lý tổn thương cơ quan khác gây ra rối loạn tâm thần (như rối loạn nội tiết, bệnh lý ở não…).

Nếu em có bệnh thì việc điều trị thuốc kèm tư vấn tâm lý sẽ giúp em mau chóng lấy lại cân bằng trong cuộc sống.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:

>> Con hay tưởng tượng, nói chuyện một mình?

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X