Giãn tĩnh mạch thừng tinh do nguyên nhân gì?
Câu hỏi
Em bị giãn tĩnh mạch tinh: trái 2.8ml và phải 2.6ml. Vậy cho em hỏi bệnh này nên kiêng gì, có nên mặc quần lót hay không? Em hiện bị nấm Candida và giãn tĩnh mạch tinh. Không biết nguyên nhân do đâu mà cả chân trái em cũng rất khó chịu, dơ lên nhấc xuống là nghe khớp xương ở chậu trái kêu "cộp cộp" và đau ở chậu trái khi ngồi nữa. Mỗi lần tinh hoàn trái đau nóng thì cả chân trái cũng rất bứt rứt khó chịu, không có sức, hơi nóng ở phần xương bẹn trái. Em bị nấm Candida (++) bị từ tháng 9 năm ngoái và điều trị từ tháng 4, 1 tháng sau thấy đỡ nên không bôi thuốc nữa. Đến tháng 5 xuất hiện triệu chứng đau tinh hoàn trái, người sốt mệt mỏi, tinh hoàn trái có cảm giác như teo lại. Tháng 7 ra phòng khám Da liễu ở Gia Lai tái khám nội soi thì tinh hoàn bình thường, không có teo, bác sĩ không kê đơn mà chỉ cho thuốc uống và thuốc bôi trị nấm. Đến ngày 20/10: Vẫn đang điều trị nấm, tinh hoàn lúc này vẫn đau kinh khủng, nói bác sĩ phòng khám Da liễu lúc này mới kê đơn cho uống thêm 1 viên thuốc chống viêm. 2 tuần đầu uống thấy đỡ gần khỏi hẳn thì 2 tuần sau nó bị đau trở lại. Ngày 28/11/2018: Em có ra Sài Gòn khám nhầm phòng mạch Trung Quốc (Phòng khám đa khoa A.), họ bảo bị viêm tinh hoàn và đút ống vào tinh hoàn trái kiểm tra rồi bảo cặn bã tích tụ ở trong gây cản trở sinh tinh trùng và làm viêm tinh hoàn. Cần tiêm thuốc điều trị ngay. 3 ngày đihết gần 9 triệu vẫn đau. Em lên mạng tìm hiểu, nghi ngờ bị lừa nên không đi chỗ đó tái khám theo ngày nữa (ngày đầu tiên đi hết 6 triệu 2, mỗi ngày tái khám 1 triệu 4 tiền truyền nước và 2 gói nước thuốc đông y), hỏi người ta bệnh viện nào tốt rồi lên Bệnh viện Bình Dân khám, nội soi Doppler thì bị dãn nhẹ tĩnh mạch tinh và kê thuốc uống 1 tháng. Trước giờ từ nhỏ tới lớn em chưa bao giờ mặc quần lót mà chỉ mặc quần đùi ở trong, không biết đây có phải là nguyên nhân gây ra bệnh giãn tĩnh mạch tinh hay không?
Trả lời
Giãn tĩnh mạch thừng tinh là tình trạng giãn to, dài ra và ngoằn ngoèo bất thường các tĩnh mạch nằm trong mạng tĩnh mạch thừng tinh phía trên tinh hoàn. Nguyên nhân thường là do thương tổn bẩm sinh, nhưng hiếm khi được chẩn đoán trước tuổi đi học. Tần suất và mức độ trầm trọng thay đổi tuỳ độ tuổi, phương pháp chẩn đoán và giai đoạn.
Nếu bạn không đau hoặc không có trở ngại trong vấn đề sinh sản thì chỉ cần theo dõi định kỳ. Điều trị nội khoa bằng thuốc ít có hiệu quả đối với giãn tĩnh mạch thừng tinh.
Nếu bạn đau, tinh hoàn teo nhỏ hoặc có bất thường trong tinh dịch đồ, trở ngại trong vấn đề sinh sản sẽ xem xét chỉ định phẫu thuật bạn nhé!
Thân mến.
Giãn tĩnh mạch thừng tinh (hay còn gọi là bệnh giãn tĩnh mạch tinh hoàn, túi giãn tĩnh mạch bìu) là sự nở rộng của các tĩnh mạch bên trong bìu, tương tự như giãn tĩnh mạch xuất hiện ở chân. Bìu là hai túi da nằm dưới dương vật và chứa tinh hoàn. Bìu có hai bên, phải và trái. Tĩnh mạch mang máu từ các mô và tế bào trở lại tim và lên phổi, nơi mà tế bào máu có thể lấy oxy. Giãn tĩnh mạch tinh hoàn có thể hình thành ở một bên hoặc cả hai bên. Bệnh thường hình thành ở bên trái do tĩnh mạch ở đây thường chịu áp lực lớn hơn bên phải. Giãn tĩnh mạch tinh hoàn có thể làm bìu to ra. Tĩnh mạch có chứa các van một chiều giúp đẩy máu theo một hướng đến tĩnh mạch lớn hơn. Khi các van bên trong tĩnh mạch ở tinh hoàn và bìu không hoạt động đúng cách, máu dồn lại và khiến các tĩnh mạch này ứ đọng máu. Kết quả là gây ra giãn tĩnh mạch tinh hoàn. Bạn có thể không cần phải điều trị trừ khi xuất hiện các cơn đau hoặc các triệu chứng khác như tinh hoàn teo nhỏ hoặc xuất hiện các vấn đề về khả năng sinh sản. Phương pháp điều trị nếu cần là vi phẫu dưới kính phóng đại. Các mạch máu sẽ được lấy ra hoặc thắt lại để máu chảy qua các mạch khác. Phẫu thuật cắt bỏ mạch máu là một ca phẫu thuật nhỏ và cần 1-7 ngày nghỉ ngơi. Tuy nhiên, có khoảng 15% người bệnh sau khi phẫu thuật xong sẽ bị tái phát giãn tĩnh mạch thừng tinh. Nếu điều này xảy ra có thể tiến hành phẫu thuật lại. Những việc bạn nên làm để hạn chế diễn tiến của giãn tĩnh mạch thừng tinh: |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình