Bác sĩ cấp cứu - Bệnh viện Sài Gòn ITO, Bệnh viện quận 1, TPHCM
Em không biết mình bị đau dạ dày do HP nên hay mớm cơm cho con, giờ phải làm sao?
Câu hỏi
Thưa bác sĩ, Em đi nội soi dạ dày thì được kết luận là viêm trợt hang vị dạ dày dương tính với HP. Thuốc BS kê đơn gồm Lenzotic + Clarithromycin + Amoxcilin +Tinidazol, em uống trong 8 ngày thấy không còn đau nên dừng thuốc, cũng không đi kiểm tra lại. 6 tháng sau em lại thấy đau và sử dụng những kháng sinh trên thêm một đợt điều trị là 7 ngày nữa mà không hỏi ý kiến BS. Nay dùng xong em muốn xuống Hà Nội test lại HP mà không phải nội soi thì khám ở đâu? Em rất sợ lây HP sang cho con nhỏ, trước đây khi không biết nhiễm HP em vẫn hay mớm thức ăn cho con. Nếu trẻ bị HP lây qua do mẹ thì có nguy hiểm không? Làm sao để phát hiện cháu nhiễm HP hay không (bé 18 tháng)? Em đang rất lo lắng. (Long Tran)
Trả lời
Chào bạn,
Viêm loét dạ dày do HP (Helicobacter Pylori) có thể lây qua đường ăn uống, qua đường miệng - miệng do vi trùng HP theo dịch tiết dạ dày qua đường nước bọt, như dùng chung chén bát đũa muỗng, hôn bằng miệng, mẹ mớm cơm cho con ăn…
Ngoài ra, còn lây qua đường phân - miệng do vi trùng theo phân lây qua trung gian côn trùng như ruồi, gián... khi thức ăn không đậy kỹ.
Bên cạnh đó còn có hình thức lây trực tiếp khi nội soi dạ dày, sử dụng ống mềm nội soi có mang vi khuẩn H.P không được khử khuẩn cẩn thận.
Để tìm HP hiện nay đã có một số phương pháp xét nghiệm:
- Phương pháp thử máu tìm kháng thể HP trong huyết thanh, tuy dễ thực hiện nhưng không chính xác tình trạng HP, độ chính xác thấp.
- Phương pháp Clotest, sinh thiết dạ dày chính xác nhưng phải dùng nội soi có thể làm khó chịu, đau đớn bệnh nhân.
- Phương pháp xác định HP bằng hơi thở (Breath test) là phương pháp không xâm lấn, dùng đồng vị carbon C14 để chẩn đoán sự hiện diện của HP trong dạ dày. Độ chính xác của kết quả âm tính 99% - độ chính xác của kết quả dương tính 100% (tương đương phương pháp Clotest).
- Kỹ thuật ELISA tìm kháng nguyên HP trong phân thích hợp để phát hiện HP ở trẻ em cũng như theo dõi HP trước và sau điều trị, nhưng do giá thành cao nên chưa phổ biến.
Để tránh khó chịu do nội soi, bạn có thể làm xét nghiệm tìm HP trong phân hoặc Breath test để kiểm tra.
Bạn cũng nên đưa con đi khám ở bệnh viện có chuyên khoa tiêu hóa để được làm xét nghiệm trên.
Các bé nhỏ bị viêm dạ dày thường không có triệu chứng rõ ràng như trẻ lớn và người lớn, nên thường khó phát hiện bệnh, BS cũng dễ bỏ sót. Bé có thể ho, ói, sụt cân do bệnh kéo dài mà chưa được phát hiện, triệu chứng đau bụng có thể có hoặc không.
Các triệu chứng này có thể gặp trong nhiều bệnh lý, do đó, bạn cần cho bé khám BS để theo dõi và chẩn đoán loại trừ với các bệnh lý khác bạn nhé. Không phải bé nào có các triệu chứng trên đều bị bệnh viêm dạ dày, muốn chẩn đoán bệnh này đối với bé nhỏ thường làm xét nghiệm tìm kháng nguyên vi trùng HP trong phân.
Bạn không nên quá lo lắng, các bé mắc bệnh này điều trị sẽ tốt nếu gia đình hợp tác tốt với BS, điều trị đúng liều thuốc, đúng thời gian trị liệu bé sẽ khỏi bệnh và lên cân tốt.
AloBacsi.vn - nơi bạn có thể trò chuyện, chia sẻ mọi thắc mắc với bác sĩ chuyên khoa. Đặc biệt, từ ngày 15/6/2011, danh sách BS tư vấn Khám bệnh Online của AloBacsi có thêm hai chuyên gia tâm huyết. Đó là GS - BS Nguyễn Thị Ngọc Phượng - Nguyên giám đốc BV Từ Dũ sẽ "gỡ rối" cho chị em về bệnh phụ khoa. Và, TS.BS Lê Tuyết Hoa - 20 năm công tác tại BV Chợ Rẫy - chuyên ngành Đái tháo đường - Nội tiết sẽ giải đáp mọi thắc mắc về Nội Tiết - Tiểu đường. AloBacsi.vn giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe. Bạn đọc có thể ghi kèm số điện thoại để bác sĩ liên hệ khi cần thiết. Chân thành cảm ơn.
AloBacsi.vn |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình