Hotline 24/7
08983-08983

Đã điều trị viêm dạ dày Hp nhưng vẫn buồn nôn, có nên nội soi lại?

Câu hỏi

Chào bác sĩ ạ, Em bị đau dạ dày do ăn uống không điều độ, đi xét nghiệm thì dương tính Hp. Em đã điều trị và xét nghiệm lại thì âm tính, nhưng bây giờ có hiện tượng buồn nôn ạ, buồn nôn mọi lúc, lâu lâu hết rồi lại bị, chỉ khi ợ lên được thì hết buồn nôn, sau đó lại cảm thấy buồn nôn nữa ạ. Như vậy em có cần đi nội soi không ạ? Em mong bác sĩ sẽ trả lời sớm giúp em ạ, và nếu khám thì khám ở đâu là uy tín ạ? Em ở TPHCM ạ. Em cảm ơn rất nhiều ạ.

Trả lời

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương

Buồn nôn sau điều trị viêm dạ dày do Hp. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Buồn nôn sau điều trị viêm dạ dày do Hp. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Trước hết tôi không biết đợt bệnh viêm dạ dày do Hp đã điều trị khỏi cách đây bao lâu, lần nội soi gần nhất cách đây bao lâu hay chưa từng nội soi dạ dày, em điều trị vừa hết viêm dạ dày do Hp thì bị buồn nôn tiếp ngay khi ngưng thuốc hay là đã có 1 khoảng thời gian không có khó chịu gì cả giữa 2 đợt bệnh?

Do đó, tôi chưa thể trả lời câu hỏi hiện em có cần nội soi dạ dày lại hay không, tôi chỉ có thể khuyên em là em nên khám bác sĩ chuyên khoa Tiêu hóa trước, bởi vì triệu chứng buồn nôn thường gặp trong các bệnh lý đường tiêu hóa, sau khi hỏi kỹ bệnh sử và thăm khám thì bác sĩ sẽ cho y lệnh xét nghiệm phù hợp.

Tại TPHCM, em có thể đến bất kỳ bệnh viện đa khoa nào có chuyên khoa Tiêu hóa có thể làm nội soi dạ dày, như Bệnh viện ĐH Y Dược, 115, Trưng Vương, Gia Định, Nguyễn Tri Phương, Yersin...

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:


Theo các bác sĩ chuyên khoa, 95% viêm dạ dày mạn tính có nguyên nhân từ vi khuẩn Hp. Tỷ lệ nhiễm Hp trong viêm dạ dày mạn tính là 53,33%.

Viêm dạ dày do Hp thường gặp ở cả nam và nữ, lứa tuổi mắc bệnh nhiều từ 40-49 tuổi.

Vi khuẩn Hp sống dưới lớp nhầy niêm mạc dạ dày và sản xuất ra catalase, protease, ngoại độc tố. Các chất này làm tổn thương niêm mạc dạ dày, gây viêm loét dạ dày tá tràng và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như hẹp môn vị, thủng ổ loét, xuất huyết da dày. Nếu không cấp cứu kịp thời, người bệnh có thể gây tử vong.

Người bệnh cần đi khám bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và đánh giá chính xác mức độ bệnh. Căn cứ trên kết quả khám, các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị tối ưu nhất cho người bệnh.

Thuốc dùng trong điều trị viêm dạ dày có Hp thường là các thuốc trung hòa acid dịch vị, thuốc băng niêm mạc dạ dày, thuốc giảm tiết axít dịch vị và các thuốc kháng sinh để diệt Hp. Người bệnh không nên tự ý dùng thuốc mà chưa có chỉ định của bác sĩ, để tránh những biến chứng xấu.

Thực hiện ăn chín, uống sôi, ăn thức ăn dễ tiêu, giảm lượng mỡ và hàm lượng chất béo trong khẩu phần ăn. Người bệnh không nên ăn chua, cay, ăn thức ăn quá lạnh hoặc quá nóng, đồ khô rắn. Lưu ý, khi ăn phải nhai chậm, nhai kỹ.

Nên ăn đúng giờ, chia nhỏ bữa ăn, tránh để đói hoặc no quá.

Người bệnh cần kiêng rượu, bia, cà phê, thuốc lá, giảm stress… Bên cạnh đó cần tránh thức uống ảnh hưởng dạ dày, như: Thuốc vitamin C, axít folic điều trị thiếu máu, các thuốc dạng sủi bọt, thuốc giảm đau kháng viêm và corticoide.

Chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức, căng thẳng lo âu kéo dài, phiền muộn, không thức khuya.



Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X