Hotline 24/7
08983-08983

Có thể dùng son khi bị viêm môi bong vảy được không BS?

Câu hỏi

Chào BS, Cháu bị viêm môi bong vảy đã 2 năm. Nhưng sang năm nay bệnh có dấu hiệu nặng hơn. Cháu cũng đã đi khám ở BV Da Liễu Trung ương, BS có cho thuốc nhưng chỉ được vài hôm rồi lại bị. BS cho cháu hỏi bệnh này có thể trị tận gốc được không? Trong thời gian bị bệnh cháu đánh son có được không ạ? Vì tính chất công việc của cháu phải makeup, nên sử dụng son như nào để không ảnh hưởng đến bệnh ạ?

Trả lời
Chàm môi. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Chàm môi. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Vân Anh thân mến,

Theo mô tả thì trường hợp của bạn được gọi là chàm môi. Đây là tình trạng dị ứng vùng niêm mạc do tiếp xúc các chất gây dị ứng (như son môi) hoặc thói quen liếm môi.

Việc sử dụng các thuốc thoa có thể chỉ giảm tình trạng. Nếu trường hợp các yếu tố gây dị ứng vẫn còn tái diễn cháu làm tổn thương hàng rào niêm mạc môi thì bệnh sẽ tái đi tái lại, gây khó khăn trong việc điều trị. Vì vậy bạn nên theo chỉ định của BS để giúp niêm mạc môi hồi phục và khỏe hơn và chấm dứt tình trạng chàm môi tái diễn.

Như đã nói ở trên, đây là bệnh lý liên quan dị ứng, do đó bạn chỉ nên sử dụng các loại son môi có tác dụng giữ ẩm chứa thành phần vaseline là chủ yếu, không nên sử dụng các loại son môi có màu sắc.

Vì tính chất công việc việc sử dụng son môi liên tục nên khó tránh khỏi tình trạng bệnh kéo dài. Bạn nên cân nhắc sử dụng các loại son môi chuyên về giữ ẩm để môi khỏe hơn.

Trân trọng.

Mời tham khảo thêm:



Chàm môi là hiện tượng da bị viêm nhiễm và xuất hiện các vết chàm trên môi cũng như xung quanh miệng.

Ban đầu môi sẽ có hiện tượng bị khô, da bị bong tróc thành từng mảng, gây đau, ngứa, nhất là mỗi khi ăn uống hay nói chuyện. Sau đó khi bệnh tiến triển nặng hơn, các khu vực môi và quanh môi sẽ bắt đầu xuất hiện các vết lở, thậm chí kèm theo cả mụn nước nhỏ chứa dịch bên trong khiến môi nứt nẻ, thậm chí là chảy máu.

Có 2 nguyên nhân chính gây nên hiện tượng chàm môi:

Thứ nhất là nguyên nhân do có sự tác động của môi trường bên ngoài. Các chất độc hại có trong những sản phẩm làm đẹp như son môi, dưỡng môi, nước hoa, các chất phụ gia thực phẩm, tiếp xúc với các chất hóa học, do cọ sát mạnh vào môi... khiến bạn bị dị ứng và nếu bất cẩn thì sẽ bị chàm môi.

Bên cạnh đó khi bạn đi phun xăm thẩm mỹ, làm đẹp môi ở những địa chỉ không uy tín, mực phun kém chất lượng... cũng là nguyên nhân của bệnh này.

Thứ hai là những nguyên nhân xuất phát từ các yếu tố bên trong cơ thể như gia đình có người bị chàm môi, những người có cơ địa dễ bị dị ứng, quá nhạy cảm với các tác nhân bên ngoài. Đặc biệt là ở phụ nữ, những người  bị rối loạn nội tiết tố trong giai đoạn dậy thì, mang thai, mãn kinh cũng rất dễ bị chàm môi. Ngoài ra những người mắc bệnh chàm môi còn do nguyên nhân rối loạn hệ tiêu hóa và rối loạn trao đổi chất.

Bệnh chàm môi có thể được diều trị nhanh chóng nếu được phát hiện sớm và có phương pháp điều trị phù hợp. Khi điều trị bạn cần lưu ý những điều sau:

- Tuyệt đối không tùy tiện sử dụng thuốc theo cảm tính bởi tùy thuộc vào cơ địa mỗi người cũng như tình trạng bệnh để có những phương pháp điều trị khác nhau. Do vậy khi xuất hiện các dấu hiệu bệnh, bạn cần được thăm khám bởi bác sĩ có kinh nghiệm và thực hiện đúng như những gì bác sĩ yêu cầu.

- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ để loại bỏ những vi khuẩn phát triển trên môi, tránh bị chàm môi, đồng thời có thể sử dụng một số loại tinh dầu để tăng cường độ ẩm cho làn môi.

- Cải thiện chế độ ăn uống, bổ sung nhiều vitamin cho cơ thể để môi luôn hồng hào, khỏe mạnh.

Trong quá trình điều trị chàm môi, bạn cần tránh tiếp xúc với môi trường nhiều bụi bẩn, hóa chất độc hại, không được liếm môi, hạn chế việc cười đùa quá trớn, không được ăn đồ cay nóng... để giúp quá trình điều trị chàm môi đạt hiệu quả nhất.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X