Trưởng khoa Ngoại Niệu - Ghép thận - Bệnh viện Nhân dân 115, TPHCM
Các phương pháp can thiệp loại bỏ sỏi tiết niệu?
Câu hỏi
Hiện nay, để can thiệp loại bỏ sỏi tiết niệu có những phương pháp nào ạ? Và tại Bệnh viện Nhân dân 115 đang áp dụng những phương pháp nào?
Trả lời
Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Tùy theo vị trí và ảnh hưởng của sỏi đến chức năng thận để lựa chọn phương thức điều trị khác nhau. Tại Bệnh viện Nhân dân 115, bệnh nhân sẽ được áp dụng phương pháp tán sỏi qua da cho sỏi thận bằng máy đặt ngoài cơ thể và áp sát vào vùng thận, sử dụng nguồn năng lượng phát ra để hội tụ vào 1 điểm - tức viên sỏi, làm cho kết cấu viên sỏi bị phá vỡ và những mảnh nhỏ sẽ theo ra bằng đường con đường tự nhiên. Đây là phương pháp điều trị ít xâm lấn và được sử dụng phổ biến. Những sỏi dưới 2cm khi được áp dụng tán sỏi qua cơ thể, tỷlệ thành công rất cao.
Đối với những sỏi lớn hơn, chúng tôi áp dụng kỹ thuật lấy sỏi thận qua da. Trước đây, tại bệnh viện Nhân dân 115 áp dụng lấy sỏi thận qua da bằng đường hầm nhỏ, dùng kim chọc từ ngoài da đến hệ thống đài bể thận. Dùng bộ nong đưa vào hệ thống đài bể thận, sau đó đưa máy nội soi vào bên trong, sử dụng nguồn năng lượng như siêu âm, laser để tán vỡ sỏi.
Việc áp dụng phương pháp tán sỏi qua da giúp cải thiện cho bệnh nhân rất nhiều trong quá trình điều trị, tránh ảnh hưởng tia X cho bệnh nhân và bác sĩ. Giảm nguy cơ xảy ra biến chứng bằng phương pháp lấy sỏi thận qua da bằng đường hầm nhỏ, tỷ lệ thành công rất cao.
Hiện nay, bệnh viện còn áp dụng những phương pháp mới như sử dụng ống soi mềm. Sử dụng ống nội soi cứng có thể tán sỏi ở vùng bể thận cho những bệnh nhân nữ. Nhưng đối với những bệnh nhân nam, sỏi nằm ở vị trí trong đài thận sẽ gây khó khăn khi sử dụng ống nội soi cứng. Vì vậy, đối với bệnh nhân nam sẽ được áp dụng ống soi mềm, bao gồm 1 dây laser có kích thước nhỏ, có thể điều chỉnh 360 độ để đưa vào đài bể thận để tìm ra vị trí viên sỏi. Đây là 1 phương pháp ít xâm lấn khác với lấy sỏi thận qua da. Vì phương pháp lấy sỏi thận qua da vẫn để lại vết mổ nhỏ sau khi phẫu thuật.
Tuy nhiên, có một số trường hợp bệnh nhân phải mổ cổ điển (mổ hở) vì đã thất bại với phương pháp điều trị ít xâm lấn. Đây là phương pháp các bác sĩ rất hạn chế sử dụng cho bệnh nhân.
Mỗi kỹ thuật sẽ có những ưu - khuyết điểm riêng. Như lấy sỏi thận qua ống soi mềm chỉ áp dụng cho những sỏi cứng với kích thước nhỏ hoặc vừa nhưng không thể tán được ngoài cơ thể hoặc lấy sỏi khó khăn, hoặc vị trí đài thận khi lấy sỏi thận qua da gặp khó khăn.
Hiện nay, xu hướng mới là phối hợp nhiều phương pháp. Ví dụ nếu lấy sỏi thận qua da nhưng vẫn chưa hết sỏi, bệnh nhân sẽ được áp dụng thêm ống soi mềm để tán. Hoặc nếu viên sỏi vỡ ra, rớt xuống niệu quản, sẽ được nội soi ngược dòng để tán. Hay có những bất thường về đường tiết niệu, cần lấy sỏi và tạo hình niệu quản sẽ được nội soi ngoài phúc mạc. Sỏi bàng quang thường được áp dụng sử dụng tán sỏi qua đường nội soi. Bệnh viện sẽ ưu tiên áp dụng các phương pháp điều trị ít xâm lấn từ sỏi thận cho đến sỏi niệu đạo.
Thân mến.
Mời tham khảo thêm:
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình