Bác sĩ - Phòng khám Hoàn Mỹ - Sài Gòn, Bệnh viện An Bình
BS ơi, em bị sụt cân sau khi uống thuốc trị viêm giáp?
Câu hỏi
Chào BS, Em 22 tuổi. Cuối năm 2014 em đi khám ở Viện K, xét nghiệm kết quả: FT3: 2.81(3.95-6.80); FT4: 5.75(12-22); TSH >100(0.27-4.2). BS chẩn đoán viêm giáp mạn tính và kê đơn OL-thyroxin 100 uống 1 viên/ ngày, hẹn 2 tháng tái khám. Tái khám, các chỉ số đều bình thường. BS khuyên em ngừng thuốc 1 tuần và qua BV Nội tiết khám lại để điều chỉnh liều thuốc lâu dài. Em có bảo hiểm y tế ở BV Thanh Nhàn nên đến đó khám, làm xét nghiệm kết quả: TSH: 10.33 (0.5- 5.0) T3: 0.941(1.3- 3.10) FT4: 11.30 (12- 22) BS chẩn đoán em bị viêm giáp (bướu giáp lan tỏa), kê đơn Berlthyrox 0.1mg (2 viên/ ngày) và Targinos 200 (1 viên/ ngày) Em uống thuốc trong một tháng mà sụt 5kg. Em nghĩ là do tác dụng phụ của thuốc. Vừa rồi quay lại khám, BS cho siêu âm, làm xét nghiệm lại kết quả: FT3: 2.22 bình thường FT4: 35 (12- 22) TSH: 0.032 (0.5- 5.0) Chẩn đoán em bị cường giáp do uống quá liều, hẹn 2 tuần khám lại để xem bị viêm giáp hay suy giáp. Các phiếu siêu âm đều ghi: Thùy phải: KT ~ 14x12x38 mm; Thùy trái: KT ~ 14x9x26 mm, cấu trúc âm nhu mô không đều, không có khối, eo tuyến bình thường, không có hạch to dọc bó mạch. Em hoang mang và chẳng biết mình bị bệnh gì? Mong AloBacsi tư vấn và cho em xin đơn thuốc? Bệnh này điều trị như thế nào ạ? Em không mắc bệnh gì trước đây. Xin cảm ơn BS. (Trần Thị Nhung - Hà Nội)
Trả lời
Chào bạn Nhung,
Bạn lo lắng về bệnh của mình là phải rồi. Bởi vì lúc đầu, bạn được chẩn đoán là Viêm giáp mạn tính (đúng ra là suy giáp sau viêm giáp), BS cho bạn điều trị 1 viên Levothyroxin 100mcg là đúng.
Sau 2 tháng điều trị, xét nghiệm về trạng thái bình giáp, nhưng chỉ cần ngừng thuốc 1 tuần là TSH tăng lên lại (tức suy giáp lại). Lúc này liều Levothyroxin bạn được chỉ định uống là hơi cao (2 viên/ ngày) nên sau khi uống 1 tháng, bạn rơi vào tình trạng cường giáp do điều trị.
Vấn đề này vẫn thường gặp trên lâm sàng, bạn đừng quá lo lắng. Chỉ cần chỉnh liều thuốc cho phù hợp là ổn thôi. Tuy nhiên, trong quá trình điều trị, cần theo dõi sát, kiểm tra Nội tiết tố tuyến giáp định kỳ và các biểu hiện trên lâm sàng (sụt cân, tiêu chảy, nóng, hồi hộp, tim đập nhanh… hay ngược lại: táo bón, mệt và không có sức, nhịp tim chậm, thiếu máu nhẹ,…) để chỉnh thuốc cho phù hợp. Chính vì vậy mà BS không thể kê thuốc “online” giúp bạn được.
Bệnh này (suy giáp sau viêm giáp) thông thường phải điều trị suốt đời. Bạn không nên lo lắng quá, cứ an tâm điều trị tại BS chuyên khoa Nội tiết.
Chúc bạn vui và khỏe.
AloBacsi.vn
- nơi bạn có thể trò chuyện, chia sẻ mọi thắc mắc với bác sĩ chuyên khoa.
AloBacsi.vn
giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe.
Bạn đọc có thể ghi
kèm số điện thoại để bác sĩ liên hệ khi cần thiết. Chân thành cảm ơn. |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình