-
Biếng ăn, đau bụng kèm đi ngoài mùi chua, bệnh gì?
Câu hỏi
Bé nhà em được 3 tuổi rưỡi, cân nặng là 14.2kg, cao 99cm. Cháu rất lười ăn, gần đây khi ăn cháu hay kêu đau bụng và đi ngoài ngày 3 lần, phân sền sệt màu vàng có mùi chua và hôi. Xin hỏi BS bé nhà em bị bệnh gì? Cảm ơn BS. (Thanh Hiền - Nghệ An)
Trả lời
Chào em Thanh Hiền,
Bé bị đau bụng và đi ngoài 3 lần phân sệt màu vàng có mùi chua và hôi có thể do thức ăn, đây là tình trạng bình thường, không phải bệnh lý.
Để giúp bé ăn ngon miệng mỗi ngày, em cần tìm ra nguyên nhân gây biếng ăn và trị tận gốc.
- Trước tiên, em cần tìm nguyên nhân bệnh lý hay tâm lý và cách khắc phục. Em nên tẩy giun cho bé 6 tháng một lần, giữ gìn vệ sinh răng miệng, điều trị bệnh nhiễm trùng... Khi bệnh, bé biếng ăn vì đang sốt, viêm họng, lở miệng hay đau răng... nên cho ăn uống bổ dưỡng nhưng dễ nuốt như: sữa, cháo, súp, yaourt...
- Dinh dưỡng hợp lý: đây chính là giải pháp hàng đầu.
Bé sẽ ăn ngon bằng vị giác, bằng tai, bằng mắt, khi được bốc, đưa lên miệng, lưỡi. Khi có răng thì cần tạo điều kiện cho bé tập nhai, nhai tiết ra nước bọt giúp bé ăn càng ngon thêm.
Thức ăn cần chứa đủ và cân bằng 4 nhóm thực phẩm tinh bột (cháo, cơm, nui, phở...), chất đạm (thịt, trứng, cá, sữa...), chất béo (dầu, mỡ,...) , khoáng chất và vi lượng (rau, củ, quả, trái cây,…). Thực đơn nên đa dạng các chất dinh dưỡng, đổi nhiều món, tránh ăn nhiều thức ăn béo, ngọt, dầu, mỡ, các vi chất như sắt, kẽm và lysine.
Nguyên tắc cơ bản dành cho cha mẹ trong quá trình trị biếng ăn cho con là không ép ăn nếu bé không muốn. Nếu bé thích ăn một số món cố định, em cứ nấu cho bé ăn. Chỉ cần bữa ăn vẫn đầy đủ các nhóm chất là được. Sau đó, mới bổ sung từ từ các món mới vào bữa ăn để bé làm quen dần.
Muốn bé ăn ngon miệng, nên đáp ứng 3 nhu cầu chính yếu: ăn, ngủ, vận động. Em cần cho bé vui chơi, vận động ngoài trời ít nhất 30 phút mỗi ngày, bé sẽ có cảm giác đói và ngủ tốt. Ăn được ngủ được chắc chắn bé sẽ lên cân đều.
Vì hệ tiêu hóa của bé còn non yếu, dễ bị tổn thương bởi những thay đổi hay tác động từ bên ngoài như: thay đổi chế độ ăn giữa các giai đoạn, an toàn và vệ sinh thực phẩm, thuốc chữa bệnh (đặc biệt là kháng sinh)... Điều đó dễ gây kém hấp thu dưỡng chất, rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy, táo bón), biếng ăn, suy giảm sức đề kháng...
Thân mến!
Phần tư vấn trên là gợi ý, định hướng ban đầu. Bạn đọc nên đi khám bác sĩ chuyên khoa. Bởi muốn chẩn đoán đúng, bác sĩ cần thăm khám trực tiếp. Mọi thắc mắc về sức khỏe, dịch vụ y tế, vui lòng: › Gửi đến email: kbol@alobacsi.vn › Đặt câu hỏi ngay chuyên mục Khám bệnh Online và Hỏi đáp Dịch vụ Y tế trên trang AloBacsi.vn › Để nói chuyện trực tiếp với bác sĩ, hàng ngày, từ 17 -19g, Hotline: 08983 08983 |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình