Bệnh dại lây truyền ra sao, ngoài chó thì còn có động vật nào khác không?
Câu hỏi
Bệnh dại lây truyền như thế nào? Đường lây truyền chính là gì? Ngoài chó ra thì những động vật khác có lây bệnh dại không ạ?
Trả lời
Đường lây truyền bệnh dại. Ảnh minh họa - Nguồn: Internet.
Chào bạn Nguyễn Quốc Hùng,
- Đường lây truyền của bệnh dại chủ yếu là qua tuyến nước bọt.
- Khi bị động vật như chó, mèo, ngựa ,… nhiễm virus, virus này sẽ từ tuyến nước bọt của động vật lây sang người; hoặc do động vật mắc bệnh dại liếm vào vết thương, những chỗ trầy xước; người giết mổ động vật nhiễm dại; người mắc bệnh dại lây cho người lành.
- Bệnh dại là bệnh viêm não tủy cấp tính được gây ra bởi một loại virus lây truyền từ động vật sang người nên khi virus dại xâm nhập vào cơ thể người sẽ phát triển và tấn công lên hệ thần kinh trung ương. Chúng sẽ phá hủy các mô thần kinh và gây nên những triệu chứng đau ngứa, sốt co giật, rối loạn thần kinh thực vật, điên cuồng từng cơn dẫn đến tử vong. Bệnh dại hoàn toàn có nguy cơ lây nhiễm từ người sang người.
Thân mến.
Mời tham khảo thêm:
Xử trí sao khi bị chó dại cắn?
Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế khuyến cáo nếu chẳng may bị chó, mèo cắn, kể cả con vật đã được tiêm phòng dại, cần xử lý ngay vết cắn bằng xà phòng hoặc với nước sạch trong vòng 15 phút. Đây là biện pháp sơ cứu hiệu quả để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh dại.
Sau đó cần rửa sạch vết thương với cồn 70%, cồn iôt hoặc povidone - iodine (nếu có). Lưu ý nên rửa nhẹ nhàng, tránh làm lở loét vết thương.
Nếu rửa vết thương sâu, lớn, chảy máu thì phải rửa nhanh, tránh tình trạng mất máu quá nhiều. Sau khi rửa xong, nếu máu vẫn còn chảy thì nâng cao vùng bị cắn để tránh chảy máu nhiều hoặc cầm máu bằng bông gạc sạch.
Cần theo dõi trong vòng 15 ngày, nếu chó phát dại, chết hoặc mất tích hay bị giết thịt thì nên nhanh chóng đi tiêm văcxin phòng dại.
Còn sau 15 ngày, nếu chó khỏe mạnh, ăn uống bình thường thì không nhất thiết phải tiêm phòng văcxin dại vì chúng sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe nạn nhân.
|