Hotline 24/7
08983-08983

Bao lâu cánh tay mới hết đau sau khi hiến máu?

Câu hỏi

Xin chào bác sĩ, Cháu có đi hiến máu vào ngày 26/02/2019. Sau hiến máu chừng 2 ngày, ở quanh chỗ lấy máu có vết bầm tím rất to và cánh tay rất đau, hiện không thể co duỗi thoải mái được ạ. Sau 5 ngày thì vết bầm tím cũ có tan dần nhưng lại xuất hiện thêm hai vùng tím đỏ mới, cánh tay vẫn không giảm đau sau 1 tuần đi hiến máu. Cháu xin hỏi liệu sau bao lâu thì cánh tay mới hết đau ạ? Vì việc đau tay ảnh hưởng khá nhiều đến sinh hoạt, học tập của cháu, và liệu hiện tượng trên có phải là bình thường không ạ? Cháu xin cám ơn bác sĩ ạ.

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM


Chào em,

Sau hiến máu, xung quanh chỗ lấy máu thường có vết bầm tím là hiện tượng thường gặp nên em không cần lo lắng nhiều. Vết bầm tím này có thể là do lúc lấy máu tĩnh mạch bị vỡ hoặc do sau khi lấy máu xong không đè chặt miếng bông vào để cầm máu, nên máu trong tĩnh mạch đã tràn ra ngoài.

Sau 7 - 10 ngày vết bầm này sẽ nhanh chóng biến mất mà không cần điều trị, em không nên xoa bóp dầu hoặc chườm nóng vào chỗ lấy máu vì sẽ làm vết bầm tím lan rộng hơn. Nếu muốn nhanh tan vết bầm có thể chườm lạnh ngay tại vết bầm.

Nếu sau 7 ngày hiến máu và các vết bầm mới vẫn nổi thêm, dù không liên quan tới chấn thương, va chạm gì thì có thể liên quan tới vấn đề bất thường về đông máu. Em nên tới bệnh viện có khoa Huyết học để khám và tầm soát thêm em nhé!

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Trên thực tế, việc hiến máu mang lại rất nhiều lợi ích không chỉ đối với cá nhân nói riêng mà còn cho cả cộng đồng nói chung. Theo Hội chữ Thập đỏ Hoa Kỳ, chỉ 1 lít máu hiến tặng có thể cứu được mạng sống của nhiều người. Ở Hoa Kỳ, các nhà khoa học ước tính mỗi ngày các bệnh viện cần đến 36.000 lít máu và có khoảng 6,8 triệu người tham gia hiến máu mỗi năm. Tuy nhiên, việc hiến máu vẫn có một số tác dụng phụ nhỏ. Các phản ứng phụ này bao gồm:

- Bầm tím;
- Chảy máu không ngừng;
- Choáng váng, đau đầu nhẹ và buồn nôn;
- Đau nhức;
- Cảm giác cơ thể suy yếu, mất sức.

Quá trình hiến máu thường diễn ra rất an toàn và sạch sẽ, tuy nhiên bạn cần biết một số điều trước khi hiến máu. Sau đây là những bất lợi sức khỏe bạn cần cân nhắc trước khi hiến máu.
Bầm tím

Khi bạn hiến máu, bạn sẽ ngồi hoặc nằm trên một chiếc ghế dựa và để tay thẳng trên thành ghế. Sau đó, bác sĩ sẽ đặt băng đo huyết áp hoặc một miếng garo xung quanh vùng trên cánh tay và ép chặt. Nhờ vậy, các tĩnh mạch sẽ chứa nhiều máu hơn. Sau khi khử trùng vùng da ở khuỷu tay, bác sĩ sẽ dùng một kim tiêm vô trùng (được nối với một ống nhựa mỏng và túi đựng máu) tiêm thẳng vào tĩnh mạch của bạn. Kim sẽ được để yên trong vòng 10 phút hoặc trong suốt thời gian hiến máu.

Khi kim tiêm chọc vào ven máu, bạn sẽ có nguy cơ bị bầm tím vài chỗ xung quanh vùng da nơi kim được tiêm vào. Bầm tím là tình trạng thường gặp ở những người hiến máu. Các vết bầm có màu sắc thay đổi từ vàng đến xanh và cuối cùng là tím đậm. Hãy chườm một túi đá lên vùng da bị bầm trong vòng một ngày sau khi hiến máu.

Nếu kim tiêm không đâm trúng tĩnh mạch mà bị sượt ngang qua, nó có thể gây ra tình trạng xuất huyết cục bộ dưới da tạo thành vết bầm (hay còn gọi là tụ máu). Tuy nhiên, bạn không cần lo lắng vì khối tụ máu sẽ hồi phục dần dần sau một vài ngày khi máu bầm bắt đầu tan đi.

Ngoài ra, để đảm bảo sức khỏe, sau khi hiến máu xong, bạn không nên làm việc nặng nhất là khuân vác, vận động mạnh với cánh tay lấy máu, không được lái xe, uống rượu bia. Tốt hơn hết bạn nên nghỉ ngơi. Bạn cũng có thể uống thuốc bổ máu theo sự chỉ dẫn của bác sỹ.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X