Hotline 24/7
08983-08983

Bạch cầu xuất hiện trong nước tiểu do nguyên nhân gì?

Câu hỏi

Xin chào AloBacsi, Trong kì khám tổng quát vừa rồi (4 tháng trước) kết quả xét nghiệm máu của em có chỉ số Eos tăng và cao hơn với mức bình thường, chỉ số này cao hơn bình thường nên bác sĩ cũng có lưu ý em phần này, có hỏi em có tẩy giun định kì không? Trước khi làm xét nghiệm này em đã có uống tẩy giun Fugacar cách đó 4 tháng. Em vẫn chưa biết nguyên do vì sao chỉ số này lại cao hơn bình thường. Các thông số nước tiểu và những chỉ số khác đều bình thường, chỉ có chỉ số LEU là 500 và bác sĩ em bảo là có bạch cầu trong đó. Em cũng không có cảm thấy gì bất thường về vấn đề tiểu tiện. Bác sĩ có bảo có thể do quá trình lấy mẫu của em không đúng cách nên ảnh hưởng kết quả. Cách đây ít hôm em có triệu chứng đau bụng và sôi bụng kèm vướng cổ. Hôm qua em đã đi khám về tiêu hóa và được xét nghiệm nội soi thực quản - dạ dày tá tràng thì kết quả là em bị viêm hang vị dạng nốt mức độ nặng, âm tính với Hp. Em đang trong quá trình điều trị viêm dạ dày mức độ nặng và trào ngược thực quản dạ dày, bác sĩ cho em uống thuốc trong vòng 1 tháng, và hẹn ngày tái khám. Em có thắc mắc là không biết kết quả của 4 tháng trước đó có liên kết đến bệnh viêm dạ dày hiện tại của em hay không? Còn chỉ số LEU là 500 như vậy có nghĩa là em đang bị nhiễm khuẩn ở thận ạ? Nó có phải là nguyên do khiến em bị bệnh viêm dạ dày? Em có nên đi xét nghiệm nước tiểu lại thêm không ạ? Bệnh viêm dạ dày của em có nguy hiểm không? Sau xét nghiệm máu đó, em đã đi tiêm ngừa viêm gan B. Em là nữ, 30 tuổi, độc thân. Mong nhận được sự tư vấn của bác sĩ. Cám ơn các bác sĩ nhiều ạ.

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM



Kết quả xét nghiệm do bạn đọc cung cấp
Kết quả xét nghiệm do bạn đọc cung cấp

Chào bạn,

Tiêu chuẩn tăng eosinophil là khi chỉ số này > 1500/mm3, kết quả của bạn là 775/mm3 chưa được xem là cao, bạn có thể kiểm tra lại xét nghiệm máu lần nữa cho an tâm.

Riêng về xét nghiệm nước tiểu rất dễ bị nhiễu kết quả, nhất là khi lấy nước tiểu không đúng cách, không lấy giữa dòng, không vệ sinh kỹ trước khi lấy nước tiểu.

Nếu có bạch cầu trong nước tiểu mà bạn không gặp phải triệu chứng gì, siêu âm bụng bình thường thì không phải là triệu chứng của viêm đường tiết niệu, bạn không cần quá lo lắng bạn nhé!

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Bình thường, trong nước tiểu chứa rất ít hoặc không có bạch cầu. Nếu nước tiểu của bạn chứa một lượng lớn các bạch cầu thì bạn có thể đang gặp phải nhiễm trùng hay vấn đề sức khỏe khác. Dưới đây là những nguyên nhân cơ bản của hiện tượng bạch cầu trong nước tiểu:

- Nhiễm trùng bàng quang hoặc bị kích ứng

Nhiễm trùng tiểu (UTI) là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây xuất hiện bạch cầu trong nước tiểu. Hệ thống này bao gồm thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Hầu hết nhiễm trùng tiểu là nhiễm trùng tiểu dưới, thường gặp ở bàng quang và niệu đạo.

Nhiễm trùng tiểu xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu qua niệu đạo và bắt đầu nhân lên trong bàng quang. Phụ nữ thường có nguy cơ bị nhiễm trùng tiểu cao hơn nam giới do niệu đạo của nữ ngắn hơn. UTI có thể lan sang thận nếu không được điều trị đúng cách.

- Sỏi thận

Nước tiểu của bạn có lẫn nhiều bạch cầu hơn bình thường cũng có thể là dấu hiệu của bệnh sỏi thận.

Trong nước tiểu tự nhiên có chứa những khoáng chất hòa tan và muối. Người có hàm lượng cao các khoáng chất và muối này thường có nguy cơ cao mắc bệnh sỏi thận.

- Tắc nghẽn đường tiết niệu

Tắc nghẽn đường tiết niệu có thể gây tiểu máu, nghĩa là nước tiểu có lẫn máu. Tình trạng tắc nghẽn có thể gây ra do sỏi thận, khối u hoặc các vật chất bên ngoài khác.

- Mang thai

Phụ nữ mang thai thường có một mức độ bạch cầu trong máu cao hơn so với bình thường. Thai phụ thường gặp phải tình trạng này và điều này hoàn toàn không nguy hiểm trừ khi xuất hiện kèm những triệu chứng bất thường khác. Ngoài ra, nếu bạn mang thai và bị nhiễm trùng đường tiết niệu thì bạn nên khám bác sĩ để điều trị sớm vì vấn đề này sẽ gây khó khăn cho quá trình mang thai của bạn.

- Nhịn tiểu

Một lý do điển hình cho thấy bạn tuyệt đối không nên nhịn tiểu là nhịn tiểu trong thời gian dài và thường xuyên sẽ làm suy yếu bàng quang, gây tiểu khó về sau.

Nếu bàng quang chứa nước tiểu quá lâu, khả năng sẽ gây ra nhiễm trùng. Điều này sẽ làm tăng lượng bạch cầu trong nước tiểu.
Những nguyên nhân khác làm chỉ số bạch cầu trong nước tiểu cao

Ngoài những nguyên nhân cơ bản nêu trên, còn có một số những nguyên nhân khác gây ra nước tiểu có lẫn bạch cầu:

- Một số bệnh ung thư như tuyến tiền liệt, bàng quang hoặc ung thư thận;
- Bệnh về máu như thiếu máu hồng cầu hình liềm;
- Do ảnh hưởng của một số thuốc giảm đau và chống đông máu;
- Làm việc hoặc tập thể dục quá sức.

Một trong những cách đơn giản nhất để giúp giảm nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiết niệu hoặc sỏi thận là uống đủ nước. Uống khoảng 8 ly nước mỗi ngày. Cần đi khám ngay nếu nhận thấy bất cứ điều gì bất thường về nước tiểu, chẳng hạn như màu sắc, mùi, hoặc bất kỳ khó chịu nào gặp trong khi đi tiểu. Nếu để trễ, nhiễm khuẩn đường niệu từ niệu đạo có thể lan đến bàng quang và thận, điều này làm cho vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn và có thể dẫn đến các biến chứng.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X