Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM
Bà bầu giẫm trúng đinh sau 4 ngày tiêm ngừa uốn ván, xử trí như thế nào?
Câu hỏi
Thưa bác sĩ, Em mang thai được 24 tuần, vừa tiêm vắc xin uốn ván ngày 5/6/2019, ngày 9/6/2019 thì đạp trúng đinh cũ và chảy máu. Vậy em cần làm gì ạ?
Trả lời
Vi khuẩn uốn ván dễ dàng xâm nhập vào các vết thương hở dù chỉ là trầy xước nhỏ. Chúng phát triển ở điều kiện yếm khí (vết thương bị dập nát dính bẩn, không có không khí, vết thương bị băng bó chặt...). Sau đó, sẽ xâm nhập vào cơ thể, đi vào hệ thần kinh và gây ra co cứng cơ hoặc co giật cơ khi có kích thích, rất nguy hiểm.
Mức độ nặng và thời gian ủ bệnh phụ thuộc nhiều yếu tố như số lượng nha bào bị nhiễm, độ sạch của vết thương, cơ địa của người nhiễm… Những trường hợp có vết thương dơ, nguy cơ cao thì khuyến cáo tiêm huyết thanh kháng uốn ván SAT trước khi tiêm ngừa vắc xin uốn ván.
Sau khi tiêm vắc xin uốn ván, thời gian tạo được kháng thể để phòng ngừa bệnh là từ vài ngày cho tới khoảng 2 tuần. Như vậy an toàn nhất vẫn là tiêm SAT càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, hiện tại vết thương của bạn đã quá 24 giờ, nếu phải tiêm SAT cần tăng liều gấp đôi, trong khi đó, độ an toàn của SAT đối với thai phụ vẫn chưa được nghiên cứu rõ ràng. Thời gian tiêm vắc xin uốn ván tính cho tới nay đã 10 ngày nên vẫn có hi vọng cơ thể đã tạo được kháng thể.
Trường hợp của bạn khá phức tạp, cần cân nhắc nhiều yếu tố, do đó, tốt nhất bạn nên tới trực tiếp gặp bác sĩ để xem lại vết thương và tình hình sức khoẻ chung, bạn nhé!
Thân mến.
Để phòng ngừa uốn ván, ngoài những mũi tiêm chủng cho trẻ em sau sinh, mọi người cần chích nhắc vắc xin ngừa uốn ván sau 5-10 năm để bảo vệ cơ thể, do vắc xin uốn ván không tạo miễn dịch bền vững suốt đời. |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình