Hotline 24/7
08983-08983

Đầu óc lâng lâng, nặng ngực, có phải do rối loạn lo âu, trầm cảm nặng hơn?

Câu hỏi

Chào bác sĩ, Khoảng tháng gần đây tôi hay gặp các triệu chứng như đầu óc lúc nào cũng lâng lâng (không phải chóng mặt) giống cảm giác của một người nhiều ngày chưa được ngủ, mặc dù tôi ngủ đủ giấc. Ngực thi thoảng như có cái gì đè nặng ở giữa, đôi khi kèm theo đau nhói ngực trái. Ban đêm mỗi lần đi ngủ đầu hay suy nghĩ tạp loạn. Nay tôi muốn hỏi bác sĩ tôi có thể bị bệnh gì? Tôi có tìm hiểu trên google thì các triệu chứng của mình lúc giống bị tim, khi thì bị phổi. Tôi có điều trị rối loạn lo âu, trầm cảm cách đây 1 năm. Cách đây 1 tháng tôi có xét nghiệm máu tổng quát thì có bị mỡ nhiễm máu. Có thể đến khoa nào thăm khám được ạ?

Trả lời

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương

Đầu óc lâng lâng. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Đầu óc lâng lâng. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Các triệu chứng của em có thể gặp trong bệnh lý của hệ tim mạch, có thể gặp trong bệnh lý của hệ hô hấp, và cũng có thể là hậu quả của tình trạng rối loạn lo âu, trầm cảm nặng lên. Bản thân những rối loạn về mặt tâm lý - tâm thần có thể gây các rối loạn lên các hệ cơ quan trong cơ thể.

Với tình trạng này, em nên duy trì điều trị ở bác sĩ chuyên khoa Tâm thần về vấn đề rối loạn lo âu, trầm cảm của mình; đồng thời đăng ký khám chuyên khoa Tim mạch để bác sĩ thăm khám và làm 1 số xét nghiệm kiểm tra cho em (như đo điện tim, siêu âm tim, xét nghiệm máu, chụp Xquang ngực) để xác định nguyên nhân và điều trị thích hợp.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Lo âu là một hiện tượng bình thường trong cuộc sống của con người. Tuy nhiên người mắc bệnh rối loạn lo âu thường có sự lo lắng và nỗi sợ quá mức về các tình huống hằng ngày.

Hội chứng rối loạn lo âu hay rối nhiễu lo âu là rối loạn đặc trưng bởi sự lo lắng thái quá và căng thẳng thường xuyên mà không có lý do rõ ràng. Những trải nghiệm cảm xúc lo lắng, sợ hãi thái quá này ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động chức năng của và cuộc sống của người bệnh.

Rối loạn lo âu bao gồm rối loạn lo âu toàn thể, hội chứng sợ xã hội, rối loạn lo âu phân ly và rối loạn đặc hiệu. Bạn có thể mắc một hoặc nhiều rối loạn cùng lúc. Nhưng dù là bất kể dạng rối loạn nào thì cũng cần được điều trị ngay.

Rất khó để tiên đoán trước rối loạn lo âu, nhưng bạn có thể thực hiện một số bước để giảm ảnh hưởng của nó:

- Tập thể dục hàng ngày;
- Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế chất béo, đường và thực phẩm chế biến sẵn. Bổ sung các thực phẩm giàu axít béo omega-3 và các vitamin B trong bữa ăn hằng ngày.
- Chú trọng giấc ngủ. Đảm bảo ngủ đủ giấc. Nếu không ngủ được, hãy gặp bác sĩ.
- Tìm kiếm sự giúp đỡ càng sớm: triệu chứng rối loạn lo âu rất dễ nhầm lẫn với bệnh tâm thần khác, bạn nên gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
- Chủ động: tham gia hoạt động mà bạn yêu thích, tích cực trong quan hệ xã hội.
- Tránh dùng thức uống có cồn, chất kích thích: cồn, chất kích thích làm rối loạn lo âu tệ hơn. Nếu bạn nghiện các chất này, hãy bỏ càng sớm càng tốt. Tư vấn bác sĩ và tìm nhóm hỗ trợ khi cần thiết.

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X