Hotline 24/7
08983-08983

Các thực phẩm dinh dưỡng tốt cho bệnh nhân suy thận mạn?

Câu hỏi

Chào BS, Tôi mới đi khám tại BV ĐH Y Dược thì phát hiện mình bị các bệnh như cao huyết áp vô căn, suy thận mạn giai đoạn 3 (mức lọc cầu thận đạt 53ml), rối loạn mỡ máu. Hiện tôi đang điều trị theo thuốc của BV kết hợp chế độ ăn uống tự tìm hiểu trên mạng như không ăn muối, hạn chế các thực phẩm nhiều kali. Tôi muốn hỏi BS như sau: 1. BS có thể liệt kê các thực phẩm dinh dưỡng hàng ngày tốt cho bệnh suy thận của tôi vì tôi mắc 3 bệnh cùng lúc. Thông tin trên mạng rất nhiều và nhiễu loạn nên tôi không có được nguồn thông tin chính xác nhất để làm theo. Hiện tại tôi ăn uống hoàn toàn không nêm gia vị, không nước chấm, gần như là các món ăn luộc. Có nhất thiết phải nghiêm ngặt như vậy không? Hay có thể nêm 1 chút gia vị? 2. Nếu tôi tuân thủ theo đơn thuốc kèm chế độ ăn nghiêm ngặt thì bệnh có tiến triển nặng hơn không, thời gian chuyển biến là bao lâu thì tới giai đoạn phải chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận? 3. BS có lời khuyên nào về vấn đề thể dục, thể thao và sinh hoạt hằng ngày tốt cho bệnh không? 4. Có nên kết hợp các bài thuốc nam của dân gian kèm theo tây y không? Xin cảm ơn BS.

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

Chế độ ăn DASH. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Chế độ ăn DASH. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

DASH là một chế độ ăn uống linh hoạt và cân bằng giúp tạo ra lối ăn uống lành mạnh cho tim mạch, đã được chứng minh hiệu quả trong nhiều nghiên cứu với quy mô lớn trên thế giới. Khi thực hiện chế độ ăn DASH, điều quan trọng là chọn các loại thực phẩm có các đặc điểm:

- Chứa ít chất béo no và bão hòa

- Giàu kali, canxi, magne, chất xơ và protein

- Ít natri.

Bạn nên:

- Ăn rau, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt

- Bổ sung các sản phẩm sữa ít hoặc không có chất béo, cá, gia cầm, đậu, hạt và dầu thực vật

- Hạn chế các loại thực phẩm giàu chất béo bão hòa như thịt béo, các sản phẩm làm từ sữa có chất béo và các loại dầu nhiệt đới như dầu dừa, dầu cọ

- Hạn chế đồ uống ngọt có đường và đồ ngọt.

Số lượng và khẩu phần ăn phụ thuộc vào nhu cầu năng lượng calo hàng ngày của mỗi người tính theo độ tuổi và mức độ hoạt động thể chất. Nếu muốn duy trì trọng lượng hiện tại, người thực hiện nên ăn nhiều calori khi vận động cơ thể. Nếu cần giảm cân, người thực hiện chỉ cần ăn ít calo hơn so với mức năng lượng được đốt cháy hoặc tăng mức độ hoạt động thể chất để đốt cháy nhiều calori hơn. Đây được gọi là cân bằng năng lượng.

Ngoài ra, người bệnh cần thường xuyên:

- Vận động cơ thể

- Duy trì trọng lượng khỏe mạnh

- Hạn chế uống rượu

- Quản lý và ứng phó với căng thẳng

- Thay đổi lối sống: ngủ nhiều, bỏ thuốc lá…

Điều quan trọng của chế độ ăn DASH là phải hạn chế mức natri (muối) đưa vào cơ thể hàng ngày không qúa 2.300 mg. Trong thực phẩm hàng ngày vốn đã có lượng muối nhất định, do đó bạn cần chú ý:

- Không thêm muối khi nấu cơm, mì ống và ngũ cốc

- Rửa bớt muối từ các loại thức ăn đóng hộp hoặc thức ăn ngâm muối trước khi dùng

- Nếu ăn ngoài cần yêu cầu được chế biến thực phẩm không thêm muối hoặc bột ngọt

- Tránh lựa chọn các món ăn mặn như thịt xông khói, dưa chua, ô liu và phô mai

- Không chấm thêm nước mắm, nước tương…

- Tránh lựa chọn thực đơn các thức ăn được ngâm, xông khói, hun khói…

Nếu tuân thủ tốt và điều trị phù hợp, đương nhiên bệnh thận sẽ ít hoặc ngưng tiến triển nặng hơn - có thể sẽ không cần chạy thận cho tới cuối đời, nhưng bạn vẫn cần tái khám để tầm soát biến chứng mỗi 6 tháng - 1 năm vì không thể đảm bảo lúc nào cũng kiểm soát huyết áp, chế độ ăn hoàn hảo được.

Việc sử dụng thêm thuốc nam kết hợp chưa được nghiên cứu chứng minh hiệu quả và có nguy cơ tương tác, làm giảm hiệu quả thuốc điều trị nên BS không khuyến cáo thực hiện.

Chúc bạn luôn khoẻ mạnh.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Suy thận mạn hay còn gọi là bệnh thận mạn, là quá trình suy giảm chức năng thận dưới mức bình thường. Khi mắc bệnh suy thận mạn, thận không thể loại bỏ các chất thải cũng như mất chức năng kiểm soát lượng nước của cơ thể, lượng muối trong máu và canxi. Các chất thải sẽ tồn đọng trong cơ thể và gây hại cho người bệnh.

Bệnh suy thận mạn thường xảy ra đột ngột và phát triển từ từ. Bệnh tiến triển chậm và thường không xuất hiện triệu chứng cho tới khi đã ở tình trạng nguy hiểm gây hại cho người bệnh.

Suy thận thường không có triệu chứng ban đầu và phát triển từ từ. Các dấu hiệu và triệu chứng muộn có thể bao gồm: buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy và ăn không ngon miệng.

Một số triệu chứng khác như cảm giác bơ phờ, thở gấp, các vấn đề về miệng, đau dạ dày, tê, ngứa ran, nóng đốt chân và tay, giảm ham muốn tình dục, không có kinh nguyệt, thiếu máu, đau cơ và xương.

Ngoài ra, người bệnh còn gặp một số tình trạng như ngủ không ngon, trầm cảm, động kinh, ngẩn ngơ và hôn mê; ngứa, huyết áp bất thường, và các vấn đề về chảy máu cũng có thể xảy ra.

Bạn có thể kiểm soát suy thận một cách dễ dàng nếu bạn:

- Theo một chế độ ăn mà bác sĩ khuyên, bao gồm việc hạn chế chất lỏng.
- Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Không bỏ lỡ liều dùng thuốc.
- Ghi lại cân nặng hằng ngày. Ghi lại lượng chất lỏng bạn uống và lượng nước tiểu thoát ra nếu bác sĩ yêu cầu.
- Tập thể dục thường xuyên hơn nhưng tránh các hoạt động mạnh.
- Gọi cho bác sĩ nếu bạn ớn lạnh, sốt, đau đầu, đau cơ, thở gấp, buồn nôn, nôn mửa và đau ngực.



Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X