BV Nhân dân 115: Miếng gân bò "nằm lì" trong thực quản cụ ông 88 tuổi
Đây là nguyên nhân khiến cụ ông T.V.V. (sinh năm 1930, huyện Củ Chi, TPHCM) khó thở, tức ngực. Sau hơn 30 phút, khối dị vật được xác định là gân bò được bác sĩ BV Nhân dân 115 gắp ra an toàn.
Ngày 1/5, bệnh nhân có dấu hiệu nuốt vướng, nuốt khó tăng dần. Bệnh nhân V.V. được người nhà đưa tới cấp cứu tại một bệnh viện tuyến huyện và được chỉ định làm các xét nghiệm cận lâm sàng như: Nội soi thực quản, dạ dày, tá tràng. Kết quả phát hiện một khối dị vật 1/3 dưới thực quản. Tới ngày 2/5, nhận thấy tình trạng phức tạp, bệnh nhân T.V.V. nhanh chóng được chuyển tới BV Nhân dân 115 để gắp dị vật.
BS.CK2 Đinh Thu Oanh, Trưởng Đơn vị Nội soi - BV Nhân dân 115 cho biết: "Qua hình ảnh nội soi, chúng tôi phát hiện cục gân bò có đường kính khoảng 5 cm kẹt ở thực quản. Dị vật quá to, buộc phải xử lí kịp thời, tránh ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh".
Sau cắt nhỏ, dị vật được đưa ra với kích thước khoảng 2 cm. Bệnh nhân lập tức khỏe hẳn, hết khó thở và có thể nói chuyện bình thường. Qua khai thác thông tin được biết, trước đó bệnh nhân có ăn bún bò và không may xảy ra tình trạng trên.
Để tránh những trường hợp tương tự, BS.CK2 Đinh Thu Oanh khuyên: Đối với những gia đình người lớn tuổi hoặc trẻ em, khi chế biến thức ăn nên cắt thành các miếng nhỏ. Ăn uống nên nhai kỹ, nuốt từ từ, không ăn vội vàng, không đùa giỡn và nói chuyện tránh nuốt sặc hay hít sặc. Khi lỡ nuốt sặc hay hít sặc, nên nhanh chóng đến bệnh viện để được can thiệp kịp thời, không nên chữa mẹo.
BS.CK2 Đinh Thu Oanh, Trưởng Đơn vị Nội soi - BV Nhân dân 115 cho biết: "Qua hình ảnh nội soi, chúng tôi phát hiện cục gân bò có đường kính khoảng 5 cm kẹt ở thực quản. Dị vật quá to, buộc phải xử lí kịp thời, tránh ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh".
Khối dị vật được xử lí nhỏ và gắp ra khỏi thực quản bằng đường nội soi
Nếu không gắp dị vật nhanh thì miếng thịt chèn ép khí quản gây khó thở và suy hô hấp. Đặc biệt, với kích thước khá to, miếng thịt chèn ép các cơ quan khác, làm giãn hoặc vỡ thực quản. Phương pháp cắt nhỏ dị vật và gắp trực tiếp là lựa chọn tối ưu.Dị vật được "trục xuất" khỏi cơ thể bệnh nhân sau khi được tỉa nhỏ
Sau cắt nhỏ, dị vật được đưa ra với kích thước khoảng 2 cm. Bệnh nhân lập tức khỏe hẳn, hết khó thở và có thể nói chuyện bình thường. Qua khai thác thông tin được biết, trước đó bệnh nhân có ăn bún bò và không may xảy ra tình trạng trên.
Để tránh những trường hợp tương tự, BS.CK2 Đinh Thu Oanh khuyên: Đối với những gia đình người lớn tuổi hoặc trẻ em, khi chế biến thức ăn nên cắt thành các miếng nhỏ. Ăn uống nên nhai kỹ, nuốt từ từ, không ăn vội vàng, không đùa giỡn và nói chuyện tránh nuốt sặc hay hít sặc. Khi lỡ nuốt sặc hay hít sặc, nên nhanh chóng đến bệnh viện để được can thiệp kịp thời, không nên chữa mẹo.
Theo Lê Bình - BV Nhân dân 115
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình