Bệnh sởi gia tăng, Hà Nội yêu cầu các cơ sở y tế phòng lây nhiễm chéo
Sở Y tế Hà Nội yêu cầu các cơ sở y tế trong và ngoài công lập thực hiện tốt công tác phân luồng khám bệnh, thu dung, điều trị bệnh nhân mắc sởi, hạn chế đến mức thấp nhất tử vong. Đồng thời, chuẩn bị sẵn sàng phương án trong trường hợp ghi nhận gia tăng các trường hợp nhập viện do mắc bệnh sởi.
Theo thống kê của Sở Y tế Hà Nội, từ đầu năm đến ngày 27/3, toàn thành phố đã ghi nhận 1.474 trường hợp mắc sốt phát ban nghi sởi; trong đó 1.320 trường hợp sởi xác định (chiếm 90%).
Bệnh nhân ghi nhận tại 30/30 quận, huyện, thị xã. Kết quả phân tích một số đặc điểm dịch tễ học các trường hợp mắc sởi xác định cho thấy hầu hết bệnh nhân mắc bệnh là trẻ em dưới 5 tuổi (chiếm 64%) và chưa được tiêm chủng hoặc tiêm chủng chưa đủ 2 mũi vắc xin sởi (chiếm 83%).
Sở Y tế yêu cầu các cơ sở y tế trong và ngoài công lập thực hiện tốt công tác phân luồng khám bệnh, thu dung, điều trị bệnh nhân mắc sởi, hạn chế đến mức thấp nhất tử vong. Đồng thời, chuẩn bị sẵn sàng phương án trong trường hợp ghi nhận gia tăng các trường hợp nhập viện do mắc bệnh sởi.
Hàng ngày, làm sạch và khử khuẩn các bề mặt dễ bị nhiễm vi sinh vật như các vật dụng xung quanh người bệnh, thành giường, tủ đầu giường và các vật dụng thường xuyên sờ vào như tay nắm cửa, vật dụng trong nhà vệ sinh, cần chú ý làm sạch và khử khuẩn đồ chơi của trẻ em…
Thực hiện tốt các hoạt động chăm sóc người bệnh, cho trẻ nằm phòng cách ly đảm bảo thoáng khí, đủ ánh sáng; theo dõi sát để phát hiện kịp thời các diễn biến nặng của bệnh như trẻ mệt, li bì sốt cao, ho nhiều thở nhanh…để kịp thời xử lý.
Tăng cường các hoạt động truyền thông về thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh sởi cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân khi đến khám và điều trị tại bệnh viện, tăng cường hỏi tiền sử tiêm chủng để tư vấn cho người bệnh và người nhà người bệnh đi tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin theo khuyến cáo của Bộ Y tế.
Song song với việc yêu cầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố đẩy mạnh công tác tuyên truyền, Sở Y tế cũng giao nhiệm vụ cho Bệnh viện Đa khoa Đống Đa là chuyên khoa đầu ngành truyền nhiễm tập huấn, hướng dẫn các đơn vị phác đồ chẩn đoán, điều trị bệnh nhân mắc sởi.
Bệnh viện Nhi Hà Nội - chuyên khoa đầu ngành về nhi khoa, hướng dẫn các đơn vị nhận biết sớm các dấu hiệu bệnh sởi đối với các bệnh nhi để chẩn đoán sớm, chuyển tuyến hoặc điều trị đạt kết quả cao.
Với Bệnh viện Đa khoa Hà Đông - chuyên khoa đầu ngành điều dưỡng hướng dẫn, hỗ trợ các đơn vị về chuyên môn trong công tác chăm sóc bệnh nhân mắc bệnh sởi.
Bệnh viện Đa khoa Đức Giang - chuyên khoa đầu ngành kiểm soát nhiễm khuẩn có trách nhiệm hướng dẫn, hỗ trợ các đơn vị về chuyên môn trong công tác kiểm soát nhiễm khuẩn để phòng chống lây nhiễm chéo bệnh sởi.
Hiện tại, có hơn 200 bệnh nhân mắc bệnh sởi đang được điều trị tại các bệnh viện trong và ngoài công lập, trong đó 52 bệnh nhân tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, 44 bệnh nhân tại Bệnh viện Nhi Hà Nội, 20 bệnh nhân tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, Bệnh viện Thanh Nhàn có 18 bệnh nhân, Bệnh viện Nông nghiệp 11 bệnh nhân, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông 10 bệnh nhân…
Sở Y tế đề nghị cũng đề nghị Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã chỉ đạo Trung tâm y tế, phòng y tế tăng cường đào tạo, tập huấn, truyền thông, thực hiện công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, vệ sinh môi trường để phòng chống lây nhiễm chéo bệnh sởi tại cộng đồng và các cơ sở y tế trên địa bàn quản lý.
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình