Hotline 24/7
08983-08983

Bé trai 16 tháng tuổi cấp cứu bệnh viện do bị hóc giấy

Tại khoa Tai mũi họng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An tiếp nhận bệnh nhi Lê Tiến Đạt, 16 tháng tuổi bị hóc dị vật do ngậm giấy lúc chơi đùa.

Theo người nhà kể lại, vào lúc 21h tối qua (28/11), bé Đạt có ngồi chơi cắt giấy với anh trai, trong lúc gia đình bất cẩn không để ý thì bé đã cho giấy vào miệng ngậm dẫn tới bị hóc, ho sặc sụa và khó thở. Ngay lập tức, bé Đạt được gia đình đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An.

Sức khỏe bé Đạt hiện đã ổn định và được tiếp tục theo dõi tại khoa tai mũi họng BVSN
Sức khỏe bé Đạt hiện đã ổn định và được tiếp tục theo dõi tại khoa tai mũi họng BVSN

Tại khoa, các bác sĩ khoa Tai mũi họng ngay sau đó đã tiến hành thăm khám và chỉ định gây mê cấp cứu soi gắp dị vật cho bé.

Sau gắp dị vật khí quản, trẻ tỉnh, tự thở, môi hồng, nhịp tim đều. Hiện tại, sức khỏe của bé đã ổn định hơn, bé vẫn đang được tiếp tục theo dõi và điều trị tại khoa.

Thời gian qua, bệnh viện đã tiếp nhận rất nhiều trường hợp trẻ bị hóc dị vật đường thở. Trẻ nhỏ thường hay bị hóc dị vật do thói quen ngậm hoặc nhặt đồ vật nhỏ cho vào miệng, điều này cực kỳ nguy hiểm, thậm chí ảnh hưởng tới tính mạng nếu không được gia đình quan tâm và phát hiện kịp thời.

Chính bởi sự nguy hiểm như vậy, ngay khi trẻ có biểu hiện bị sặc do dị vật thì cần tiến hành cấp cứu ngay tại chỗ bằng các kỹ thuật và phương pháp phù hợp. Sau đó, phải đưa trẻ tới ngay cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra, điều trị.

Lưu ý đặc biệt: Không móc họng hoặc cố nuốt dị vật

Khi bị hóc, sặc, thay vì sơ cứu đúng cách, nhiều người lại có thói quen dùng tay móc họng hoặc dùng vật cứng móc ngoáy sâu vào họng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, điều này vô cùng nguy hiểm vì có thể gây trầy xước, dẫn đến các biến chứng viêm nhiễm vùng hầu họng. Bên cạnh đó, nhiều người còn lấy nguyên cục cơm hoặc miếng thức ăn thật to để nuốt với hi vọng “tống” được dị vật xuống. Đây cũng là một việc làm sai lầm vì dễ “gậy ông đập lưng ông”, khiến đường thở bị chặn toàn bộ gây khó thở, thậm chí ngừng thở cho bệnh nhân.

Để tránh gây ra nguy hiểm và những di chứng cho trẻ khi bị hóc dị vật bác sĩ khuyến cáo tuyệt đối không bế nằm ngửa, không dùng tay móc họng để lấy dị vật, điều này rất nguy hiểm cho trẻ. Trẻ nhỏ bị hóc dị vật chui vào đường thở, có thể bịt đường thở, gây suy hô hấp cấp dẫn đến tử vong.


Nguồn tin:
http://sannhinghean.vn/tin-tuc-8/be-trai-16-thang-tuoi-nhap-vien-do-ngam-giay-trong-luc-choi-147
https://vtv.vn/suc-khoe/be-trai-16-thang-tuoi-nhap-vien-do-ngam-giay-trong-luc-choi-dua-20181129232339322.htm

Lê Hoa (Tổng hợp)

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X