An ủi thế nào khi trẻ mất đi người thân?
Trong vụ chìm tàu Dìn Ký, một gia đình mất đi 9 người thân ruột thịt. Cháu Trần Đình Quang ngơ ngác khi nghe tin cha mẹ và chị gái đã chết.
- Đến 3 tuổi: Trẻ không hiểu chết là gì nhưng có thể nhận biết cảm xúc của người lớn. Trẻ giao tiếp bằng cử chỉ hơn lời nói. Trẻ cần sự chăm sóc thể chất, tình cảm và trấn an. Trẻ không nhớ người qua đời.

- Từ 5 - 10 tuổi: Trẻ bắt đầu hiểu chết là vĩnh viễn, sợ bản thân và người khác đang chết. Trẻ có thể giận dữ người qua đời và mặc cảm tội lỗi (tự trách mình gây sự chết) nhưng khó biểu lộ cảm xúc bằng lời. Do đó trẻ có thể biểu lộ qua hành vi như ứng xử tốt khi được chăm sóc hoặc hung hăng khi cảm thấy bị bỏ rơi. Trẻ tự đồng hóa với người qua đời, ví dụ đội nón theo kiểu bố đã đội, hoặc hát bài ca theo kiểu mẹ đã hát.
- Từ 10 - 18 tuổi: Trẻ có thể lo lắng chính mình rồi cũng sẽ chết, dùng cơ chế phòng vệ là sự phủ định, làm như không có gì xảy ra. Hoặc trẻ có thể dùng sự đè nén, cố không nghĩ và không nói đến sự mất mát. Trẻ có thể sợ tương lai, giấu cảm xúc hoặc hung hăng thay vì buồn sầu và trầm cảm.
Tùy theo lứa tuổi , tùy theo sự hiểu biết và thắc mắc của trẻ, người lớn cần giải thích cho trẻ với ngôn ngữ đơn giản điều đã xảy ra bằng cách nói sự thật cho trẻ. Nên duy trì các công việc thường ngày và trấn an trẻ. Nên giúp trẻ biểu lộ cảm xúc thay vì dồn nén, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và học hành.
Nếu nỗi buồn, trầm cảm hoặc hành vi hung hăng kéo dài hàng năm, thì trẻ cần được giới thiệu đến chuyên viên tâm lý để trẻ được điều trị hữu hiệu.
Theo BS Phạm Ngọc Thanh - BV Nhi Đồng 1
Bài viết có hữu ích với bạn?
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình