5 biểu hiện cảnh báo thiếu máu não và 4T cần nhớ để phòng ngừa đột quỵ hiệu quả
Chuyên gia cho rằng, thiếu máu não nếu không được nhận diện và điều trị, hậu quả cuối cùng sẽ dẫn đến đột quỵ - một căn bệnh nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng. Trong khi đó, các triệu chứng của thiếu máu não lại thường không đầy đủ, dẫn đến dễ nhầm lẫn. “Chìa khóa” nào giúp nhận diện kịp thời thiếu máu não và phòng ngừa đột quỵ hiệu quả?
4 mảnh ghép cần có để người cao tuổi vui khỏe
Theo BS Trần Thị Dung - Nguyên Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Hội người cao tuổi Việt Nam, Ủy viên Ban thường vụ Hội giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng, Giám đốc Trung tâm tư vấn và Hỗ trợ Chăm sóc Sức khỏe Người cao tuổi, sức khỏe là chìa khóa của ước mơ, vì vậy bất kỳ độ tuổi nào cũng cần chăm chút cho tài sản vô giá này của bản thân.
Chuyên gia cho rằng, “sinh lão bệnh tử” là quy luật tự nhiên, tuy nhiên trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sẽ góp phần mang đến một cuộc sống tốt đẹp hơn. Già không phải là một bệnh, song người cao tuổi thường hay mắc một bệnh kéo theo nhiều bệnh.
Trong khi đó, các biểu hiện bệnh tật ít điển hình, hay xảy ra bất thường. Đồng thời, bệnh dễ có biến chứng và khi đó kéo dài chậm phục hồi. Do đó, theo bác sĩ, để xây dựng nền tảng sức khỏe tốt cần chú ý 4 mảnh ghép. Một là ăn uống hợp lý. Hai là tập luyện thường xuyên. Ba là tinh thần thoải mái. Bốn là không nghiện cái gì và sử dụng thuốc đúng chỉ định.
90% bệnh gây ra là từ miệng, để bảo vệ sức khỏe người cao tuổi, BS Trần Thị Dung khuyến nghị, cần tập trung vào vấn đề dinh dưỡng. Theo các nhà khoa học phân tích, trong thức ăn có 2 thành phần chính axit và muối khoáng kết hợp với nhau giúp cơ thể khỏe mạnh và phát triển. Đây là vấn đề ưu tiên khi lựa chọn thực phẩm.
Ngoài ra, người cao tuổi cần ăn đầy đủ, đa dạng, chọn thực phẩm an toàn, ăn chín - uống sôi. Nhớ ăn sau khi mới nấu, thức ăn chín không để quá 5 giờ (nếu quá thời gian này phải đun lại), rửa tay trước khi ăn… Đồng thời, cần uống đủ nước, điều này đặc biệt quan trọng bởi vì người lớn tuổi thường “bỏ quên” cảm giác khát. Khi cơ thể thiếu nước sẽ dẫn đến rối loạn điện giải, da nhăn, mất phương hướng, già nhanh.
BS Trần Thị Dung lưu ý khi uống nước cần nhớ nguyên tắc, uống từ từ - uống nhiều lần trong ngày, mỗi lần không quá 150 - 200ml. Chuyên gia cũng hướng dẫn cách tính lượng nước cần cho 1 ngày: “Trong 24h cơ thể cần từ 40-50ml cho 1kg/cơ thể. Song song đó, mùa hè uống nước mát, mùa đông uống nước ấm. Lưu ý, không uống nước trà vào lúc đang đói và lúc đang no.
5 biểu hiện điển hình của thiếu máu não
Trong các bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi, chuyên gia đặc biệt nhấn mạnh đến thiếu máu não và đột quy. Đáng chú ý, hai bệnh lý này cũng có mối liên quan mật thiết đến nhau và thường gặp ở người cao tuổi.
BS Trần Thị Dung cho rằng, các bệnh lý này cần được quan tâm đúng mức, bởi vì não là cơ quan cần được nuôi dưỡng cao, mặc dù chỉ chiếm 2% trọng lượng cơ thể nhưng cần được cung cấp 20% lượng oxy trong cơ thể. Nếu 10 giây thiếu oxy hoạt động của não bị rối loạn. Nếu 5 phút thiếu oxy tổn thương cấu trúc tế bào não.
Chuyên gia dẫn chứng thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), có 2/3 người cao tuổi mắc thiếu máu não và 25% tổng số các trường hợp đột quỵ (tai biến mạch máu não) là do thiếu máu não. Nguyên nhân gây thiếu máu não thường do xơ vữa động mạch, thoái hóa đốt sống cổ, bệnh rối loạn chuyển hóa, bệnh của não (như u não…).
Thiếu máu não cảnh báo qua 5 biểu hiện chính. Trong đó, đau đầu là triệu chứng chiếm đến 90% và xuất hiện từ rất sớm. Ngoài ra, triệu chứng hoa mắt, chóng mặt cũng chiếm đến 87% các trường hợp, nhất là khi thay đổi tư thế. Song song đó, bệnh nhân còn gặp các biểu hiện như mất ngủ kéo dài, ngủ không sâu giấc; suy giảm trí nhớ; tê bì, nhức mỏi tay chân; dị cảm (cảm giác kiến bò, đau dọc các xương sườn, đau ở cổ theo 2 đường phía sau gáy, cảm giác lạnh ở xương sống…); rối loạn sự chú ý, giảm trí nhớ, rối loạn cảm xúc…
Tuy nhiên, các triệu chứng thường không đầy đủ nên thường chủ quan, và cuối cùng là dẫn đến đột quỵ (hay còn gọi là tai biến mạch máu não).
Liệu pháp 4T trong phòng ngừa đột quỵ
Trong khi đó, đột quỵ là tình trạng bệnh lý xảy ra khi có sự ngừng cung cấp máu cho não (có thể là một phần hay toàn bộ não). Đột quỵ có thể do nghẽn mạch máu não dẫn đến tổn thương mô não, (hình thể này chiếm 80-85% người mắc), hoặc do vỡ maạch máu não (chiếm 15-20% người mắc).
BS Trần Thị Dung chia sẻ những con số đáng lo ngại, đột quỵ có tỷ lệ tử vong đứng hàng đầu thế giới, chiếm 30-35% số người mắc; cứ 100 người bị đột quỵ thì có 70 người không thể trở lại được công việc như cũ. Trên hết, bệnh đột quỵ ngày càng gia tăng, trên thế giới cứ 45 giây trôi qua sẽ có 1 người bị đột quỵ, 3 phút có 1 người tử vong. Trong đó, 1/3 số trường hợp là người cao tuổi và nam giới mắc cao hơn 4 lần phụ nữ.
Chuyên gia cảnh báo: “Đột quỵ là gánh nặng sức khỏe, di chứng để lại ảnh hưởng đến vận động, trí nhớ, chất lượng cuộc sống, hạnh phúc gia đình... Tỷ lệ bệnh đột quỵ tái phát rất cao. Chính vì vậy, chúng ta không nên coi thường đột quỵ, cần phải hành động ngay khi xuất hiện dấu hiệu để cứu tế bào não và tim”.
BS Trần Thị Dung đề cập, đối với đột quỵ, cần nhớ nguyên nhân gây bệnh gồm có cao huyết áp, tiểu đường, bệnh lý tim mạch (xơ vữa động mạch, mỡ máu, bệnh mạch máu ngoại biên), lối sống không lành mạnh (lười vận động, béo phì, nghiện bia rượu, thức ăn có cholesterol cao, căng thẳng thần kinh), thay đổi môi trường sống (thời tiết thất thường…).
Do vậy, để phòng ngừa đột quỵ, cách tối ưu nhất là kiểm soát tốt các nguyên nhân, yếu tố nguy cơ, thay đổi hành vi sống, kiểm tra sức khỏe định kỳ, đề phòng giao mùa (nóng, lạnh, gió lùa), xây dựng chế độ ăn lành mạnh, tinh thần thoải mái. Đặc biệt, với các bệnh lý nền như tiểu đường, tăng huyết, tim mạch cần điều trị toàn diện và liên tục. Chuyên gia cho rằng, người cao tuổi có thể ghi nhớ phương pháp trị liệu 4T của y học cổ truyền trong phòng ngừa đột quỵ.
Theo đó T1 là tinh thần, tâm lý liệu pháp, giảm stress. T2 là chế độ ăn uống (thực phẩm sử dụng cân bằng giữa axit và kiềm). T3 là tập thể dục hàng ngày, chọn các môn tập không gắng sức và luôn kết hợp với thở sâu. T4 là sử dụng thuốc theo đúng đơn của bác sĩ chuyên khoa, không được cắt ngang, dừng thuốc, thay đổi thuốc nếu không có chỉ định của bác sĩ. “Song song đó, sử dụng thêm các thực phẩm chức năng hỗ trợ làm tan cục máu đông và hạ mỡ máu, được nghiên cứu chứng minh công dụng, hiệu quả, tính an toàn).
Nếu không may xảy ra đột quỵ, lưu ý các dấu hiệu nhận biết điển hình như xây xẩm, chóng mặt, méo miệng, yếu liệt một bên tay chân, nói khó, nhầm lẫn… Để nhận biết các dấu hiệu này kịp thời, người xung quanh có thể yêu cầu người bệnh cười, yêu cầu giơ 2 tay lên và yêu cầu người bệnh nói. Trong đột quỵ, giờ vàng để cứu tế bào não là từ 6 giờ đầu tiên kể từ khi phát hiện ra bệnh. Vì vậy, khi có các triệu chứng trên cần nhanh chóng gọi cấp cứu.
Lưu ý, không nên vội vã cõng - chạy - thay đổi vị trí bệnh nhân; không xoa bóp, bấm huyệt, đánh gió,…; không hô hấp nhân tạo, không xoa bóp tim ngoài lồng ngực; không dùng bất kì loại thuốc gì khi không có chỉ định của bác sĩ; không tập trung đông người làm bệnh nhân hoảng sợ. Thay vào đó, nên đặt bệnh nhân nằm yên tĩnh ngay tại chỗ nới bớt thắt lưng, quần áo tránh gió lùa; nếu có chấn thương cần xử lý ngay ( băng bó, nẹp, cầm máu)…
>>> Thoái hóa khớp bắt đầu xuất hiện từ sau tuổi 40: Đề phòng với triệu chứng đau, cứng khớp
Bài viết có hữu ích với bạn?
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình