10 loại rau quả thai phụ nên hạn chế
Trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu cần bổ sung thêm thật nhiều dinh dưỡng, nhất là các nguồn dưỡng chất tự nhiên. Tuy nhiên, không phải loại rau củ nào mẹ bầu ăn cũng tốt. Có những loại rau quả mẹ bầu không nên ăn quá nhiều trong thai kì.
1. Mướp đắng
Mướp đắng hay còn gọi là khổ qua là một lại trái cây được nhiều người ưa thích. Bởi mướp đắng có vị đắng nhẹ rất tốt với người tiểu đường hoặc bị táo bón.
Tuy nhiên, mẹ bầu nên hạn chế ăn mướp đắng. Mẹ có thể ăn số lượng ít và tuyệt đối không ăn trong 3 tháng đầu thai kỳ. Bởi vì mướp đắng gây ra cơn co thắt tử cung có thể dọa sảy trong 3 tháng đầu khi thai làm tổ chưa vững chắc; Ăn nhiều mướp đắng có thể gây hại cho tiêu hóa: đầy hơi, đau bụng,…nguy cơ chuyển dạ sớm khi sắp sinh.
2. Chùm ngây
Thực phẩm chứa nhiều hợp chất alkaloid và các độc tố thực vật thuộc nhóm phytochemical như moringine, moringinine, estrogen và pectinesterase... có thể gây co thắt tử cung, dẫn đến sinh non.
3. Rau má
Chứa nhiều hợp chất thuộc nhóm saponoside. Phơi nhiễm saponoside lâu dài có thể gây vô sinh ở nam giới và dẫn đến sẩy thai tự nhiên.
4. Rau sam
Chứa nhiều phức hợp oxalate, có thể làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận và cản trở quá trình hấp thụ canxi của người mẹ, khiến trẻ sinh ra dễ còi cọc, nhẹ cân.
5. Ngải cứu
Thực phẩm này chứa nhiều hợp chất thujone, có thể làm gián đoạn sự truyền tải tín hiệu thần kinh nếu tiêu thụ quá mức. Để thai nhi phát triển trí não khỏe mạnh, không gặp biến chứng nguy hiểm ở hệ thần kinh, thai phụ cần hạn chế ăn ngải cứu.
6. Rau ngót
Rau ngót có thành phần dinh dưỡng với vitamin đặc biệt là dồi dào khoáng chất như B1, B6, magie, kali, canxi, phốt pho,…rất tốt cho sức khỏe nói chung.
Xem thêm: Cần tây có công dụng gì, có nên giảm cân bằng cần tây?
Tuy nhiên, mẹ bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ không nên ăn rau ngót, các giai đoạn sau cũng chỉ nên ăn rất ít. Nguyên nhân do trong rau ngót chứa hàm lượng papaverin lớn - một chất kích thích được tìm thấy trong thuốc phiện có tác dụng giãn cơ trơn mạch máu làm giảm đau, hạ huyết áp đồng thời cũng có nhiều nguy cơ đối với việc sảy thai do kích thích tử cung co bóp.
Ngoài ra, rau ngót còn cản trở sự hấp thụ canxi và phốt pho bởi chất glucocorticoid; gây mất ngủ và ăn uống kém nếu tiêu thụ quá nhiều. Tuyệt đối không ăn rau ngót sống, nước ép rau ngót khi mang thai…
7. Cà tím
Cà tím chứa nhiều solanin, một độc tố thuộc họ alkaloid có thể tiềm ẩn nguy cơ nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy và đau đầu. Tuy hàm lượng solanin có thể giảm xuống đáng kể nếu chế biến đúng cách, nhưng thai phụ hạn chế ăn quá nhiều để ngăn ngừa biến chứng liên quan.
8. Măng tươi
Chứa nhiều thiocyanate, một hợp chất có khả năng ngăn chặn cơ thể hấp thụ iốt, làm tăng nguy cơ mắc bệnh suy giáp ở cả mẹ và thai nhi.
9. Rau răm
Thực phẩm có thể chứa hàm lượng kim loại nặng (chì, crôm, asen, cadmi...) cao vượt ngưỡng các loại thực vật khác. Do đó, tiêu thụ rau răm tiềm ẩn nguy cơ quái thai hoặc sẩy thai ở mẹ bầu.
10. Mầm khoai tây
Chứa hàm lượng cao độc tố glycoalkaloid. Khi hấp thụ ở mức vừa phải, glycoalkaloid có thể dẫn đến nôn mửa, tiêu chảy và đau bụng. Khi phơi nhiễm ở hàm lượng cao, phụ nữ có thể bị hạ huyết áp, sốt, đau đầu, lú lẫn, tử vong.
Còn khi cho con bú, các chuyên gia y tế khuyên, các bà mẹ nên ăn thêm rau xanh để bổ sung các loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể và lợi sữa. Những loại rau quả vừa tốt cho sức khỏe, vừa lợi sữa gồm: Rau mồng tơi, rau ngót, cải bó xôi, súp lơ, mướp, rau dền, rau lang, giá đỗ, rau đay, rong biển…
Bên cạnh đó, có một số loại rau cũng cần hạn chế để tránh tình trạng mất sữa, như: Lá lốt, bạc hà, măng, mướp đắng…
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình