Hotline 24/7
08983-08983

Xẹp phổi làm tim đập nhanh ở người bệnh lao màng phổi, chữa trị bằng cách nào?

Câu hỏi

Chào bác sĩ, Em có khám ở Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, được chẩn đoán lao màng phổi và đang uống thuốc tại địa phương. Nhưng bệnh của em đặc biệt đi kèm triệu chứng tim đập nhanh, siêu âm thấy bị xẹp phổi chèn qua làm tim nhanh ở điều kiện bình thường là 120 nhịp/phút. Bệnh không có hướng điều trị cụ thể, tim đập nhanh làm khối lượng công việc của em giảm sút. Mong bác sĩ có hướng giảm nhịp tim để em có thể vừa làm việc vừa chữa bệnh. Em xin cảm ơn ạ.

Trả lời
tim đập nhanh ở người bệnh lao màng phổi. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Tim đập nhanh ở người bệnh lao màng phổi. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Nguyên nhân gây tim đập nhanh có thể do tình trạng nhiễm lao chưa ổn định (thường gặp trong khoảng 1 tháng đầu mới khởi động điều trị) hoặc do khó thở vì xẹp phổi.

Xẹp phổi
là biến chứng khá thường gặp khi mắc lao. Các trường hợp xẹp phổi do co kéo, hẹp phế quản, sẽ tiến hành can thiệp khi tình trạng nhiễm lao được điều chỉnh ổn định (thông qua phẫu thuật, nội soi đặt stent…).

Nếu xẹp phổi do dịch màng phổi tái lập nhiều bạn có thể quay lại bệnh viện để bác sĩ rút bớt dịch giúp giảm triệu chứng khó chịu. Dần dần qua quá trình điều trị, sức khoẻ ổn định, ăn uống và tập thể dục điều độ sẽ giúp điều hoà lại nhịp tim em nhé!

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:
 

Xẹp phổi là tình trạng phổi hoặc thùy phổi xẹp hoàn toàn hoặc một phần, xuất hiện khi các túi khí nhỏ (phế nang) trong phổi bị xẹp. Đây là một biến chứng hô hấp sau phẫu thuật.

Xẹp phổi cũng có thể là một biến chứng của các vấn đề hô hấp khác, bao gồm cả xơ nang, hít phải các vật lạ, các khối u phổi, dịch trong phổi, hô hấp yếu và chấn thương ngực.

Xẹp phổi có thể không có dấu hiệu hoặc triệu chứng rõ ràng. Các dấu hiệu và triệu chứng xẹp phổi có thể bao gồm:

- Khó thở;
- Thở nhanh, nông;
- Ho.

Điều trị xẹp phổi phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh. Xẹp phổi ở một vùng nhỏ của phổi có thể thuyên giảm mà không cần điều trị. Nếu có nguyên nhân tiềm ẩn chẳng hạn như khối u thì phương pháp điều trị có thể bao gồm việc loại bỏ hoặc làm nhỏ khối u bằng phẫu thuật, hóa trị hay xạ trị.

- Vật lý trị liệu ngực

Kỹ thuật này rất quan trọng nhằm giúp bệnh nhân có thể hít thở sâu sau khi phẫu thuật để tái mở rộng mô phổi bị xẹp. Bạn sẽ được hướng dẫn về các kỹ thuật này trước khi phẫu thuật, bao gồm:

+ Ho;
+ Vỗ tay (gõ) trên ngực ở vùng xẹp phổi để làm lỏng chất nhầy. Bạn cũng có thể sử dụng các thiết bị cơ học làm sạch chất nhầy, chẳng hạn như một máy xung đẩy khí hoặc một dụng cụ cầm tay;
+ Thực hiện các bài tập thở sâu (khuyến khích đo phế dung) và sử dụng một thiết bị để có thể ho mạnh;
+ Để đầu thấp hơn so với ngực của bạn (thoát dịch tư thế) giúp chất nhầy dẫn lưu tốt hơn từ phía dưới của phổi. Oxy hỗ trợ có thể giúp làm giảm tình trạng khó thở.

- Phẫu thuật hoặc các thủ thuật khác

Bác sĩ có thể đề nghị loại bỏ các vật cản đường dẫn khí thông qua quy trình hút chất nhầy hoặc nội soi phế quản. Trong thủ thuật nội soi phế quản, bác sĩ sẽ dùng luồng ống xuống cổ họng để làm sạch đường hô hấp. Sử dụng áp lực dương tính liên tục có thể hữu ích đối với một số người không thể ho và có nồng độ oxy thấp (thiếu oxy) sau khi phẫu thuật.

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

- Xẹp phổi ở trẻ em thường được gây ra bởi tình trạng tắc nghẽn trong đường thở. Để giảm nguy cơ xẹp phổi, bạn nên đặt các vật nhỏ ra khỏi tầm với trẻ em;

- Ở người lớn, xẹp phổi thường xảy ra sau khi phẫu thuật. Nếu bạn đang chuẩn bị phẫu thuật, hãy tham khảo bác sĩ về việc làm thế nào để giảm nguy cơ xẹp phổi.


Tìm câu hỏi dịch vụ y

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X