Vụng về, không nhanh nhẹn, khắc phục bằng cách nào?
Câu hỏi
Chào BS, Em là nam, năm nay đã 23 tuổi nhưng em thấy tay chân mình sao vụng về quá, cứ như một đứa con nít vậy. Có những việc dù em đã làm được rồi nhưng vẫn không thể nhanh và khéo như người khác được. Mong BS cho em lời khuyên.
Trả lời
Quả thật trong cuộc sống hối hả hiện nay thì vụng về, chậm chạp là một thiệt thòi không nhỏ. Trước hết, em nên khám sức khỏe tổng quát xem mình có rối loạn cơ quan nào gây ra tình trạng này hay không, ví dụ như suy giáp, bất thường về dẫn truyền thần kinh ở não… em có thể đăng ký khám tại chuyên khoa Nội thần kinh, em nhé.
Nếu như sau khi kiểm tra sức khỏe cho thấy em không có bệnh lý gì, thì để cải thiện tốc độ suy nghĩ, thao tác, cách tốt nhất là em nên chơi thể thao, chọn các môn phối hợp nhiều giác quan như bóng bàn, cầu lông, bóng rổ… để rèn luyện tinh thần và sức khỏe, sự dẻo dai, nhanh nhẹn, song song đó thì em nên học thêm ngôn ngữ để bổ sung thêm hành trang khi đi làm, có thêm bạn mới, giúp em tự tin hơn; ngoài ra, em cũng cần chế độ ăn uống dinh dưỡng đủ chất, không để thừa hay thiếu cân, kiêng rượu bia cafe thuốc lá, hạn chế thức khuya.
Thân mến.
Nếu tự cho là mình vụng về, có thể bạn đang gặp khó khăn trong nhiều tình huống xã hội và cảm thấy như mình không bao giờ biết nên nói gì. Để có thể khắc phục sự vụng về, trước tiên bạn nên đối mặt với tính nhút nhát hoặc chứng lo âu xã hội đang kìm hãm mình. Sau đó bạn có thể bắt đầu thực hành kỹ năng xã hội và học cách để trở thành người có tài nói chuyện. Sẽ mất một ít thời gian để luyện tập, nhưng bạn có thể làm được! * Khắc phục tính nhút nhát và lo âu: - Hiểu sự khác biệt giữa tính nhút nhát, lo âu xã hội và sự vụng về. Mọi người thường thay phiên sử dụng ba thuật ngữ này, nhưng thực ra chúng rất khác nhau. Tính nhút nhát và lo âu có thể khiến bạn cảm thấy vụng về, nhưng bạn cũng có thể trở nên vụng về khi hoà nhập mà không nhút nhát hoặc bị mắc chứng lo âu xã hội. - Thực hành tự chấp nhận bản thân để xây dựng sự tự tin. Khi bạn tự tin, cảm giác tiềm ẩn tự ý thức về bản thân có xu hướng kết hợp với kinh nghiệm. Thay vì lo lắng người khác đang nghĩ gì, bạn có thể tập trung tận hưởng trải nghiệm. - Tham gia sở thích xã hội. Để bản thân thoải mái hơn trong các tình huống xã hội, hãy cân nhắc tham gia một sở thích có liên quan đến sự tương tác xã hội ở mức độ vừa phải. - Từ bỏ hành vi đối phó dùng để giảm sự lo lắng và nỗi sợ khi bạn cảm thấy sợ hãi (safety behaviors). Nhiều người nhút nhát hay lo âu xã hội có một vài hành vi nào đó mà họ dùng để bảo vệ mình khỏi sự vụng về trong tương tác xã hội. Nếu bạn thực sự muốn khắc phục sự vụng về, bạn cần xác định các loại hành vi đối phó và từ bỏ chúng. Càng trải nghiệm các tương tác xã hội mà không có hành vi đối phó càng nhiều, chúng sẽ càng trở nên dễ dàng hơn với bạn. - Nhận ra rằng suy nghĩ lo lắng là không đúng sự thật. Nếu thấy chính mình đang ám ảnh về tất cả những điều xấu xa hoặc lúng túng có thể xảy ra trong lần tương tác xã hội tiếp theo, bạn cần bắt đầu chủ động thách thức suy nghĩ đó. Lần tới khi suy nghĩ đó xuất hiện, hãy hỏi chính mình liệu nó có thực sự xảy ra. Sau đó nghĩ đến lý do tại sao điều tồi tệ thường sẽ không xảy ra và tiếp tục nhắc nhở chính mình các lý do đó. * Cải thiện kỹ năng xã hội: - Thực hành kỹ năng giao tiếp * Có cuộc đối thoại không vụng về: - Mỉm cười |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình