Hotline 24/7
08983-08983

Vì sao nước tiểu chuyển màu đỏ sau khi uống thuốc trị bệnh lao?

Câu hỏi

Dạ chào BS, Cách đây khoảng 1 tháng em đi khám tổng quát và được BS gọi lên khám lại vì phát hiện có virus lao trong người. Khi xét nghiệm đờm thì cho kết quả âm tính, nhưng khi nội soi phổi lấy mẫu thì cho kết quả dương tính. BS kết luận bị lao và chuyển về địa phương uống thuốc theo phác đồ 1 điều trị 6 tháng. Sau khi về lấy thuốc uống được 1 lần vào buổi sáng trước bữa sáng 40 phút gồm 3 viên Ethambutol và 4 viên Turbezid sau đó em đi làm được khoảng 1 tiếng sau thấy người hơi có cảm giác mệt mỏi buồn ngủ. Và khi hết giờ làm việc 5g chiều về tới nhà rửa chân tay mặt mũi thì thấy khó chịu ở cổ ho mạnh mấy cái thì bị ra máu. Trong ngày hôm đó đi tiểu thì nước tiểu ra màu hơi đỏ khác với mọi ngày thường, BS cho em hỏi như vậy có bị làm sao không ạ, hay là do tác dụng phụ của thuốc ạ?

Trả lời
nước tiểu màu đỏ sau khi uống thuốc trị bệnh lao. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Nước tiểu màu đỏ sau khi uống thuốc trị bệnh lao. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Thuốc điều trị lao có nhiều tác dụng phụ: dị ứng, tăng men gan, làm chán ăn, có triệu chứng cảm cúm. Turbezid bao gồm 3 loại thuốc kháng lao, trong đó có Rifampicin sẽ làm nước tiểu – nước mắt màu đỏ. Do đó, khi em uống thuốc kháng lao có Rifampicin thì sẽ làm nước tiểu có màu đỏ, và có thể bị một số tác dụng phụ vừa kể trên.

Nhưng nếu em có ho khạc ra máu thì chị nghĩ đó là triệu chứng của lao phổi. Nếu em khạc ra máu nhiều lần trong ngày hoặc với lượng lớn 1 lần thì nên đi đến bệnh viện, em nhé.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Lao là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lao gây nên. Bệnh lao có thể gặp ở tất cả các bộ phận của cơ thể, trong đó lao phổi là thể lao phổ biến nhất (chiếm 80 - 85% tổng số ca bệnh) và là nguồn lây chính cho người xung quanh.

Ho kéo dài trên 2 tuần (ho khan, ho có đờm, ho ra máu) là triệu chứng quan trọng nhất liên quan đến lao phổi.

Ngoài ra, các nguyên nhân khác có thể gồm:

- Gầy sút, kém ăn, mệt mỏi

- Sốt nhẹ về chiều

- Ra mồ hôi “trộm” ban đêm

- Đau ngực, đôi khi khó thở.

Phương pháp điều trị phổ biến là dùng thuốc trị lao. Các phác đồ điều trị lao được phân ra điều trị tùy theo từng trường hợp cụ thể.

Để phòng chống bệnh lao, biện pháp hữu hiệu nhất cho trẻ sơ sinh là đến các cơ sở y tế tiêm vắc xin phòng chống lao. Hiện nay, nhà nước đang thực hiện tiêm phòng lao ngay tháng đầu sau sinh trong chương trình Tiêm chủng mở rộng.

Thực hiện lối sống lành mạnh như: ăn uống hợp lý, ngủ đủ, tập thể dục đều đặn và tránh xa các chất gây nghiện như ma túy, rượu bia, thuốc lá…

Vệ sinh nơi ở, nơi làm việc và khám sức khỏe định kỳ là điều cần thiết để phòng bệnh lao.

BS.CK2 Huỳnh Thị Chiêu Oanh
Trưởng khoa Hô hấp - BV Nhân dân 115

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X