Vì sao khi đi khám huyết áp lại tăng trong khi ngày thường thì ổn định?
Câu hỏi
BS cho em hỏi, Ngày bình thường thì huyết áp của em ổn định, nhưng hôm nay em đi khám thì huyết áp là 140/80. Em không hiểu tại sao như vậy, mong BS giải thích giúp em.
Trả lời
Huyết áp gồm 2 trị số, trị số lớn nhất gọi là huyết áp tâm thu, bình thường < 140 và > 90 mmHg; trị số thấp nhất gọi là huyết áp tâm trương, bình thường < 90 và > 60 mmHg. Huyết áp có thể tăng khi căng thẳng, do lo lắng, do hội chứng áo choàng trắng (khi vào BV, khi gặp BS thì huyết áp cao), bệnh lý viêm nhiễm, do cafe, khi khó thở... nhìn chung là các stress đối với cơ thể. Như vậy, không thể dựa vào 1 trị số huyết áp khi người bệnh tới phòng khám kiểm tra mà kết luận có bệnh tăng huyết áp hay không được.
Huyết áp được đo khi người bệnh nằm nghỉ 3-5 phút, nếu ở phòng khám mà huyết áp tâm thu có 2 lần trên 140 mmHg và / hoặc huyết áp tâm trương trên 90 mmHg là có THA. Còn nếu ở nhà, cũng đo tương tự như vậy, nếu có 2 lần trên 130/80 là có THA (dựa theo tiêu chuẩn chẩn đoán THA của hội tim mạch Châu Âu), còn theo tiêu chuẩn chẩn đoán của Mỹ thì cũng là tiền tăng huyết áp rồi.
Như vậy, em có thể tự theo dõi huyết áp ở nhà, nếu huyết áp lúc nào cũng ổn định khoảng 110-120 thì không có gì lo lắng, còn nếu vẫn có lúc tăng cao trên 140/90 mmHg thì cần khám chuyên khoa Tim mạch, chỉ cần đặt máy đo huyết áp 24 giờ xem mức huyết áp cao nhất bao nhiêu, thấp nhất bao nhiêu là biết em có tăng huyết áp hay không.
Thân mến.
Tăng huyết áp áo choàng trắng (white coat hypertension) xảy ra khi huyết áp đo tại bệnh viện, phòng khám luôn ở mức cao (140/90 mmHg hoặc cao hơn). Thế nhưng khi về nhà, huyết áp của bạn lại trở về mức bình thường và không hề ảnh hưởng gì đến sức khỏe. Hiện tượng này chủ yếu xuất phát từ tâm lý lo sợ, hồi hộp khi đi khám bác sĩ, khiến tim đập nhanh hơn và tăng áp lực lên thành mạch máu. Trong nhiều trường hợp, huyết áp tâm thu có thể cao hơn thực tế đến 30 mmHg. Đến nay vẫn chưa có bằng chứng khoa học chứng minh tác động của tăng huyết áp áo choàng trắng lên sức khỏe người bệnh. Hội chứng này thực ra khá phổ biến (khoảng 20% số trường hợp) và thường sẽ dần dần biến mất theo thời gian. Một số bệnh nhân chỉ cần đến lần khám thứ 3 là đã có thể tự tin, trong khi số khác phải mất nhiều thời gian hơn. Trên thực tế, bác sĩ có thể góp phần giúp cải thiện hội chứng này bằng cách gầy dựng lòng tin, sự sẻ chia với bệnh nhân, tạo ra môi trường giao tiếp thoải mái, vui vẻ. Nhờ vậy, người bệnh sẽ không còn cảm thấy lo âu, bồn chồn và tăng huyết áp áo choàng trắng cũng biến mất. Về lý thuyết, nếu huyết áp của bạn liên tục ở mức cao trong ba lần đo tại bệnh viện, bác sĩ sẽ bắt đầu nghi ngờ và chẩn đoán tăng huyết áp. Chính vì vậy, bạn cần trung thực chia sẻ với bác sĩ về sự khác biệt huyết áp giữa đo tại bệnh viện và đo tại nhà. Dựa trên thông tin ấy, bác sĩ sẽ yêu cầu hai phương pháp đơn giản sau nhằm xác định tăng huyết áp áo choàng trắng: |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình