Hotline 24/7
08983-08983

Vì sao đã điều trị viêm thanh quản nhưng vẫn khàn tiếng?

Câu hỏi

Chào BS, Tôi bị khàn tiếng lâu rồi, cũng có đi khám thì BS nói bị viêm thanh quản, có điều trị mà không hết. Nhờ BS tư vấn giúp tôi chữa trị.

Trả lời

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương

Triệu chứng đặc trưng của viêm thanh quản là khàn giọng. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Triệu chứng đặc trưng của viêm thanh quản là khàn giọng. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Giọng nói là một công cụ giao tiếp mà tạo hóa đã ban cho con người, nếu không gìn giữ chúng ta có thể đánh mất chúng. Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra khàn tiếng, bao gồm:

- Viêm thanh quản cấp do virus, vi khuẩn

- Phát âm quá mức (khóc, gào thét), nói nhiều do nghề nghiệp, gây tổn thương dây thanh âm

- Có khối lành tính như polyp, u nang dây thanh, hạt xơ dây thanh, lõm dây thanh, loét ở thanh quản.

- Có khối u tiền ung thư như papilloma, hoặc ung thư dây thanh, ung thư thanh quản hạ họng, ung thư hạ họng thanh quản

- Bệnh nhược cơ, thiểu năng giáp trạng hoặc liệt hành tủy

- Có tổn thương thần kinh thanh quản do đã được mổ ở tuyến giáp, cổ, ngực phía trên, thực quản, làm tổn thương đến thần kinh thanh quản

- Rối loạn thần kinh trung ương

- Trào ngược dạ dày thực quản.

Bạn bị khàn tiếng đã lâu, có đi khám BS chẩn đoán là viêm thanh quản nhưng tôi không biết là lần khám đó cách đây lâu chưa, lần khám đó bạn có được soi thanh quản không, bạn điều trị liên tục hay không, nghề nghiệp, các triệu chứng đi kèm (ví dụ như ợ chua ợ nóng…). Vì thế, với tình trạng này, bạn nên đến BV Tai Mũi Họng để soi hầu họng - thanh quản, xác định lại chẩn đoán và điều trị thích hợp.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Bệnh viêm thanh quản là tình trạng dây thanh âm bị sưng dẫn đến khản hoặc mất giọng. Dây thanh âm là những nếp gấp trong niêm mạc thanh quản. Khi chúng bị sưng, âm thanh hình thành do không khí đi qua dây thanh âm bị biến dạng khiến cho giọng người bệnh nghe khàn khàn.

Viêm thanh quản thường hết trong 2 đến 3 tuần nhưng khi bệnh kéo dài lâu hơn thì sẽ được chẩn đoán là bệnh viêm thanh quản mãn tính. Viêm thanh quản mãn tính tốn nhiều thời gian để bình phục hơn và điều này còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.

Triệu chứng chủ yếu của viêm thanh quản là giọng nói sẽ trở nên trầm, khàn hoặc mất giọng. Các triệu chứng khác bao gồm:

- Sốt;
- Ho khan;
- Đau họng;
- Ngứa cổ;
- Nghẹt mũi;
- Sưng hạch bạch huyết ở họng, cổ.

Đối với trường hợp viêm thanh quản nhẹ bạn có thể dùng các loại thuốc không chứa aspirin như acetaminophen, ngoài ra còn có thể dùng siro ho, thuốc giảm đau để làm giảm triệu chứng. Bạn cũng nên nghỉ ngơi bằng cách nói nhỏ hoặc viết ra giấy thay vì nói bình thường. Nếu nguyên nhân gây viêm thanh quản là do nhiễm khuẩn, bác sĩ sẽ kê thuốc kháng sinh.

Nếu nguyên nhân gây ra viêm thanh quản là do khối u, bác sĩ có thể sẽ thực hiện cắt bỏ khối u đi.

Những việc nên làm giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh:

- Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe của bạn;
- Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc trong toa được kê cho bạn;
- Dùng máy làm ẩm hoặc thở trong hơi nước ấm;
- Uống nhiều nước. Chất lỏng ấm như súp gà là tốt nhất;
- Gọi cho bác sĩ nếu bạn sốt cao hoặc khó thở; hoặc các triệu chứng kéo dài hơn 2 tuần;
- Để cho giọng nói của bạn nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt.



Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X