Hotline 24/7
08983-08983

Va quẹt trầy xước da có nguy cơ nhiễm HIV không?

Câu hỏi

Chào bác sĩ ạ, Vết trầy xước đó có phải do kim tiêm quẹt không ạ? Nếu phải thì bị quẹt trầy xước da như vậy có nguy cơ nhiễm HIV không ạ?

Trả lời
Ảnh do bạn đọc cung cấp
Ảnh do bạn đọc cung cấp
Chào bạn,

Muốn biết vết thương da do vật gì đâm vào thì phải xem quá trình bị thương ra sao, chỉ có người bị thương hoặc người chứng kiến là biết rõ nhất.

Nếu vết thương vô tình gặp phải, không rõ cơ chế, và ở bàn tay thường ít khi do kim tiêm gây ra và không có nguy cơ nhiễm HIV. Ngược lại nếu vết thương này do đầu kim tiêm chứa máu nhiễm HIV đâm vào thì hoàn toàn có nguy cơ lây nhiễm bạn nhé!

Thân mến.
Bạn tham khảo thêm:

Trong đời sống hàng ngày, phơi nhiễm HIV là tình huống rất thường gặp. Bạn nên biết những tình huống dễ bị phơi nhiễm HIV dưới đây để phòng.

Trong đời sống hàng ngày, phơi nhiễm HIV là tình huống rất thường gặp. Các chuyên gia y tế cho rằng, phơi nhiễm với HIV (exposure) là thuật ngữ dùng để chỉ tình huống có tiếp xúc với dịch tiết có khả năng mang mầm bệnh HIV. Một tình huống được xem là phơi nhiễm có nguy cơ phải thỏa mãn 2 yếu tố:

- Dịch tiết có nguy cơ lây nhiễm, được kể đến nhiều nhất là máu, dịch âm đạo, tinh dịch và sữa mẹ. Các dịch cơ thể thông thường khác như mồ hôi, nước mắt, nước bọt, nước tiểu… được xem là không có nguy cơ lây nhiễm.

- Có yếu tố: Vết thương hở, đâm xuyên da, tiếp xúc vào niêm mạc (mắt, mũi, miệng, âm đạo, hậu môn…).

Mặc dù không phải tất cả các trường hợp tiếp xúc trực tiếp với máu và dịch cơ thể người nhiễm HIV hoặc nghi ngờ nhiễm HIV đều dẫn đến bị nhiễm HIV. Để tránh những mối nguy cho sức khỏe, bạn nên biết một số tình huống dễ bị phơi nhiễm HIV sau để thận trọng hơn:

- Bị kim đâm vào khi làm thủ thuật y tế tiêm truyền hoặc lấy máu làm xét nghiệm.

- Vết thương do dao mổ hay các dụng cụ sắc nhọn chọc, đâm vào gây chảy máu.

- Bị tổn thương qua da do các ống đựng máu hoặc chất dịch của người bệnh bị vỡ đâm vào.

- Máu, chất dịch của người có HIV bắn vào các vùng da bị tổn thương, vào niêm mạc (mắt, mũi, họng).

- Bị người khác dùng kim tiêm đã sử dụng có máu (có chứa virus HIV) đâm vào, hoặc những người trong khi làm nhiệm vụ (công an, bác sỹ…) cấp cứu tai nạn giao thông, bắt tội phạm…

- Quan hệ tình dục không sử dụng bao cao su hoặc bao cao su bị vỡ hoặc rách, bị cưỡng dâm.

- Phơi nhiễm qua máu do vết thương đâm phải kim hoặc các vật sắc nhọn vứt ra các khu vực công cộng và có dính máu nhìn thấy được, thậm chí là vết thương do người nghi nhiễm HIV cắn gây chảy máu.

- Dùng chung kim tiêm, dao cạo chung gây trầy xước chảy máu…

Tìm câu hỏi dịch vụ y

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X