Hotline 24/7
08983-08983

Tưởng tượng ra những nhân vật không có thật, làm gì để chấm dứt tình trạng này?

Câu hỏi

Chào bác sĩ, Năm nay em 16 tuổi. Em nghĩ mình có bệnh về thần kinh ạ. Em rất thích tưởng tượng, em thường xuyên tưởng tượng ra những câu chuyện mà bản thân mình là nhân vật chính, đối thoại với những người em tưởng tượng ra như họ đang ở bên cạnh và trò chuyện như là họ thực sự đã ở đó. Nhưng em biết là mình đang làm gì. Chuyện này diễn ra cũng vài năm rồi. Ban đầu em còn có thể kiểm soát được nhưng bây giờ có khi là trong vô thức ạ. Em lên Google tìm hiểu xem có phải đó là dấu hiệu của một căn bệnh nào hay không, tuy nhiên em lại không tìm được gì ạ. Em mong bác sĩ cho em một lời giải đáp. Em cảm ơn ạ.

Trả lời
Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Chào em,

Tôi mừng vì em ý thức được vấn đề của bản thân, chí ít là em nhận ra được những hành vi, suy nghĩ trên là “khác thường” và tìm đến sự giúp đỡ của y khoa, trường hợp này ở độ tuổi của em là điều ít gặp và cũng là sự tiến bộ.

Hay tưởng tượng, suy nghĩ về cuộc sống và các vấn đề xoay quanh nó là đặc trưng của độ tuổi dậy thì, độ tuổi của sự phát triển và định hình tính cách, khám phá bản thân và khám phá thế giới. Mơ mộng, tưởng tượng cũng có cái lợi của nó, là tiền đề của sáng tạo, của phát minh và nghệ thuật, cũng cho thấy em phân tích cuộc sống rất kỹ. Tuy nhiên, nếu em mất kiểm soát những luồng suy nghĩ, tưởng tượng trong đầu mình, những câu chuyện và nhân vật xuất hiện "trong vô thức" thì là dấu hiệu của rối loạn tâm lý - tâm thần và cần được xử trí sớm.

Rối loạn tâm lý - tâm thần ngày nay rất thường gặp và có thể điều trị được. Tốt nhất, em nên chia sẻ thẳng thắn với bố mẹ hoặc người thân nào đó mà em tin tưởng để cùng em đến khám bác sĩ chuyên khoa Tâm thần. Vì để chẩn đoán một người bị rối loạn tâm lý - tâm thần dạng gì, có kèm bệnh gì hay không, cần điều trị thuốc gì, thì bác sĩ chuyên khoa Tâm thần và bệnh nhân phải ngồi lại với nhau, dành thời gian khai nhác bệnh sữ kỹ càng, đào sâu vào từng triệu chứng (như câu chuyện em tưởng tượng ra sao, nhân vật em nói chuyện thế nào, có kèm triệu chứng khác không) mới kết luận được là người bệnh thuộc nhóm bệnh nào, đồng thời cũng phải loại trừ những bệnh lý tổn thương cơ quan khác gây ra rối loạn tâm thần (như rối loạn nội tiết, bệnh lý ở não…). Sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ có chẩn đoán bệnh cụ thể, những thông tin trên mạng chỉ mang tính tham khảo và không có giá trị chẩn đoán được, em nhé.

Thân mến.
Mời tham khảo thêm:

Bệnh tâm thần liên quan đến một loạt các vấn đề về sức khỏe tâm thần, rối loạn có ảnh hưởng đến suy nghĩ, tâm trạng và hành vi của người đó.

Nguyên nhân chính xác gây bệnh tâm thần đến nay vẫn chưa được xác định rõ ràng. Bệnh tâm thần nói chung, được cho là gây ra bởi một loạt các yếu tố di truyền và môi trường.

Bệnh tâm thần có thể làm cho người bệnh đau khổ và gây ra những vấn đề trong cuộc sống hàng ngày, như tại nơi làm việc hoặc trong các mối quan hệ. Trong hầu hết trường hợp, triệu chứng của bệnh tâm thần có thể được khắc phục với sự kết hợp của thuốc và tư vấn tâm lý.

Để giảm căng thẳng hay tránh stress dẫn đến những rối loạn tâm thần,dự phòng, giảm nguy cơ mắc các rối loạn tâm thần, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo, mỗi người cần duy trì lối sống lành mạnh: Có chế độ dinh dưỡng hợp lý, không hút thuốc lá, hạn chế sử dụng rượu bia và các chất kích thích, tăng cường hoạt động thể lực, kết hợp cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi… Ngoài ra, cần biết phát hiện sớm các biểu hiện của các rối loạn liên quan stress như căng thẳng, lo âu, mất ngủ... để khám và điều trị kịp thời.

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X