Hotline 24/7
08983-08983

Tự làm đau bản thân khi mệt mỏi, muốn được chết, con phải làm sao thưa BS?

Câu hỏi

Thưa BS, Khi mỗi lần con gặp vấn đề khiến bản thân mệt mỏi con chỉ biết làm bị thương cơ thể thì mới có thể nhẹ người. Con luôn muốn được chết. Con cảm nhận cuộc sống rất nặng nề, gia đình con rất rối rắm, con phải làm sao thưa BS?

Trả lời
Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Trong độ tuổi mười mấy đôi mươi, suy nghĩ và cảm xúc của các em chưa ổn định, một số em thiếu sự tự tin và không vượt qua nổi áp lực từ gia đình, xã hội, các em chao đảo trong việc xử lý cảm xúc, lý trí của mình. Tuy nhiên, ở em, mức độ có vẻ nặng hơn một chút, hay nói cách khác là em có vấn đề về tâm lý, tâm thần đó, bởi vì, em bắt đầu mất kiểm soát cảm xúc của mình bằng lý trí, và quan trọng nhất là có ý niệm tự tử. Người bị bệnh trầm cảm lúc nào cũng có cái nhìn tiêu cực về mọi chuyện hơn so với người khác.

Em đừng dị ứng với 2 chữ tâm thần, bệnh về tâm thần hiện nay rất phổ biến, và biểu hiện dưới nhiều dạng, nhiều mức độ khác nhau, như rối loạn giấc ngủ, rối loạn lo âu ám ảnh sợ, trầm cảm... chứ không phải là “khùng”, “điên”, “bị nhập”, đây là cách nghĩ sai lầm của đa phần người dân - chưa có đủ nhận thức về bệnh lý tâm thần trong xã hội hiện nay - dẫn đến sự xa lánh, cay nghiệt dành cho người bệnh, và từ đó người bệnh bị hoảng sợ, chán ghét chính bản thân mình khiến bệnh ngày càng nặng hơn.

Để chẩn đoán xác định một người có rối loạn tâm thần hay không, loại bệnh nào, mức độ ra sao thì BS chuyên khoa Tâm thần cần phải trò chuyện và khám trực tiếp cho em, khai thác thêm rất nhiều thông tin khác và tầm soát các bệnh lý tổn thương thực thể (như bệnh về nội tiết, thần kinh…) mới định bệnh được và điều trị thích hợp. Vì thế, theo tôi tốt nhất em nên đến khám BS chuyên khoa Tâm thần để được chẩn bệnh và điều trị thích hợp (bao gồm cả thuốc và tâm lý trị liệu).

Chết là hết vì thế chết dễ hơn sống nhiều, cái chết của em của là sự kết thúc cho mọi thứ của ba mẹ và gia đình em, ba mẹ em sẽ lớn tuổi, bệnh và không có ai chăm sóc sau này. Mặc dù lỗi không phải hoàn toàn ở em mà do áp lực từ nhiều phía. Bây giờ, chỉ có em mới cứu được em và gia đình em, em nên chia sẻ thẳng thắn với mẹ hoặc người thân nào đó mà em tin tưởng để cùng em vượt qua giai đoạn này và em nên khám và điều trị ở BS chuyên khoa Tâm thần, em nhé.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Trầm cảm là chứng rối loạn tâm trạng gây ra cảm giác buồn bã, thất vọng, tự cô lập bản thân, ảnh hưởng đến suy nghĩ và hành động của cá nhân. Tình trạng này gây trở ngại không nhỏ đến cuộc sống hàng ngày của mỗi chúng ta và thậm chí có thể dẫn tới việc tự tử.

Trầm cảm không chỉ là nỗi buồn hay sự cô đơn trong một thời gian ngắn mà nó kéo dài trung bình từ 6-8 tháng.

Chứng trầm cảm tưởng như đơn giản nhưng thật sự rất nguy hiểm và gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Vào năm 2015, ước tính có 16,1 triệu người trưởng thành ở Mỹ (từ 18 tuổi trở lên) bị mắc chứng trầm cảm. Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia (NIMH) đã tuyên bố trầm cảm trở thành chứng bệnh phổ biến nhất về rối loạn tâm lý.

Trầm cảm có thể ảnh hưởng tới bất cứ ai, ở mọi lứa tuổi, giới tính mà chúng ta không thể lường trước được. Theo NIMH thì số phụ nữ mắc trầm cảm nhiều gấp đôi so với nam giới.


Tìm câu hỏi dịch vụ y

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X