Hotline 24/7
08983-08983

Thuốc nào điều trị Loét aphthe (áp-tơ) miệng?

Bài viết không cung cấp các lời khuyên, chẩn đoán, điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh. Nôi dung chỉ có tính chất tham khảo, thuận tiện cho việc tra cứu và không thay thế cho việc chẩn đoán, các phương pháp điều trị y khoa. Thảo luận với bác sĩ để được hướng dẫn điều trị và dùng thuốc an toàn.
Vị trí thường thấy ở phần niêm mạc phía trong của miệng. Loét áp-tơ là một trong những bệnh phổ biến về tổn thương niêm mạc miệng.

Nguyên nhân và triệu chứng

Loét áp-tơ là một bệnh chưa rõ nguyên nhân, có một số yếu tố được coi như nguyên nhân gây bệnh: thiếu vitamin C, PP, B6, do vi khuẩn hay siêu vi trùng, do dị ứng thuốc hay thức ăn, do rối loạn nội tiết, di truyền tâm lý , thần kinh, miễn dịch.

Bệnh dễ xuất hiện khi bị một chấn thương ở niêm mạc, khi cơ thể bị stress…

Triệu chứng của bệnh thường đau, khó chịu, ăn uống kém, thường không sốt và không nổi hạch. Loét áp-tơ có những vết loét nông đứng rời rạc kích thước 1cm, sâu hơn hoặc thành một cụm… phủ lên giả mạc vàng xám và có quầng đỏ xung quanh vết loét.

traicayBổ sung vitamin bằng ăn hoa quả tươi sẽ giúp phòng tránh áp-tơ miệng

Thuốc nào điều trị?

Vì chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh nên chủ yếu là điều trị triệu chứng, mục tiêu là để giảm đau, giảm thời gian lành thương cũng như số lượng và kích thước của vết loét. Một số loại thuốc có bản chất là thuốc tê có thể được chỉ định dùng tại vết loét dưới dạng gel, thuốc bôi dạng dầu hoặc dung dịch.

Trong trường hợp không thể hướng tới nguyên nhân cụ thể nào thì biện pháp điều trị được áp dụng bao gồm vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng, tránh những thức ăn có thể gây kích thích vết loét như hoa quả chua. Việc sử dụng bàn chải mềm và chải răng nhẹ nhàng có thể giúp làm giảm nguy cơ tái phát và tránh những tổn thương cơ học. Việc bổ sung vitamin tổng hợp cũng nên được chỉ định cho bệnh nhân trừ khi họ có những chống chỉ định đặc biệt từ bác sĩ chuyên khoa.

Bôi tại chỗ:

Có thể dùng thuốc kháng viêm có chứa triamcinolone hoặc acetonide (orrepast- gel, mouthpast-gel tube 5g) và thuốc điều hòa miễn dịch cyclosporine, retinoid. Các dạng thuốc sử dụng là: gel, kem, hồ, mỡ; kamistad N-gel tube 5g.

Ngoài ra có thể dùng nitrate bạc bôi lên tổn thương, giúp bớt đau ngay sau khi bôi và lành vết loét trong vòng 3 - 5 ngày hoặc kem amlexanox.

Cách bôi thuốc: bôi lên tổn thương ngày 4 lần, tốt nhất là sau các bữa ăn chính và trước khi đi ngủ 1-2 giờ. Nếu đau nhiều thì nên bôi vào trước các bữa ăn trong ngày 30 phút đến 1 giờ để giảm đau, giúp ăn uống tốt hơn.

Bên cạnh đó bệnh nhân cần súc miệng bằng nước muối sinh lý 0,9%, không nên súc miệng với nước muối tự pha quá mặn sẽ tăng kích thích đau nhiều hơn.

Thuốc uống:

Thuốc dùng đường uống điều trị bệnh này thường là colchicine 0,6mg; prednisone.

Bệnh nhân cần uống thêm sắt và vitamin tổng hợp để nâng cao thể trạng có tác dụng thúc đẩy vết loét nhanh lành. Nếu có bội nhiễm vi khuẩn thì uống kèm theo kháng sinh như doxycicllin, cloxacillin, clarithromycine, …

Nếu có bội nhiễm nấm tại chỗ thì bôi daktagel kháng nấm tại chỗ và uống kháng nấm như fl uconazol hoặc itraconazol 200mg/ngày, hoặc nistatin dạng uống và dạng bôi tại chỗ cũng có tác dụng diệt nấm.

Tuy không thể chữa khỏi hẳn, nhưng điều trị có thể giúp giảm bớt triệu chứng, rút ngắn thời gian tiến triển của bệnh, giảm khả năng tái phát và kéo dài thời gian lành bệnh, giúp người bệnh ăn uống, ngủ tốt hơn, nâng cao chất lương cuộc sống tốt hơn.

Đối với người bị loét lần đầu, nên đi khám để xác định chẩn đoán, loại trừ các bệnh nguy hiểm khác có triệu chứng giống loét áp-tơ. Những bệnh nhân tái phát nhiều lần, cần trao đổi với bác sĩ.

Lưu ý: khi dùng thuốc bôi, nên bôi thuốc vào trước các bữa ăn khoảng 1 giờ để vừa có tác dụng kháng viêm mà vừa có tác dụng giảm đau, bôi trước khi đi ngủ buổi tối 1-2 giờ, không nên bôi thuốc gần đi ngủ tối, vì khi ngủ không nuốt nước bọt, chính nước bọt tạo màng rất dày, màng này ngăn cản thuốc bám vào chỗ loét làm cho thuốc mất tác dụng.

Phòng tái phát bệnh

- Nên khám răng, miệng định kỳ để phát hiện và điều trị dứt điểm các tổn thương do răng gây ra.

- Tránh ăn uống các loại thức ăn có tính chất kích thích tại chỗ như: các loại mắm, tiêu, ớt, gia vị cay; các loại thức uống có cồn, caffein, …

- Tránh thức khuya, đảm bảo ngủ đủ giấc, lao động vừa sức, nghỉ ngơi hợp lý tránh mệt kéo dài dễ tái phát bệnh.

- Nên súc miệng bằng nước muối sinh lý hàng ngày để phòng nhiễm nấm và vi khuẩn.

- Trong trường hợp bệnh nhân bị loét thường xuyên, súc miệng bằng dung dịch chlohexidine 0,12% cũng là 1 biện pháp phòng bệnh có hiệu quả, đồng thời giúp ngăn ngừa bội nhiễm trong quá trình lành vết thương. Bên cạnh đó, việc bồi dưỡng nâng cao thể trạng, uống vitamin tổng hợp, cũng giúp phòng tái phát bệnh.

AloBacsi.vn
Theo BS Hoa Tấn Dũng - Suckhoevadoisong.net

Có thể bạn quan tâm

093604****

Tê bả vai lan xuống ngực trái kéo dài 3 đến 5 phút, có phải là bệnh tim?

Tê bả vai sau đó lan xuống ngực trái kéo dài 3 đến 5 phút trong khi nghỉ ngơi là triệu chứng điển hình của bệnh lý hẹp mạch vành...

Xem toàn bộ

09********

Nhức ngón út bàn tay trái, lúc đau lúc không là biểu hiện bệnh gì?

Theo mô tả của bạn khả năng bạn có những chấn thương nhỏ về gân khớp do quá trình sử dụng điện thoại bằng một tay…

Xem toàn bộ

034991****

Cục hạch sau tai cần đi khám, hay mua thuốc gì?

Khi đã sờ được những hạch như vậy bạn hãy đến bệnh viện để được thăm khám sơ lược nhằm tránh bỏ sót các bệnh lý nguy hiểm nhé.

Xem toàn bộ

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X