Thai nhi gặp nguy hiểm gì nếu mẹ uống thuốc khi mang thai?
Bài viết không cung cấp các lời khuyên, chẩn đoán, điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh. Nôi dung chỉ có tính chất tham khảo, thuận tiện cho việc tra cứu và không thay thế cho việc chẩn đoán, các phương pháp điều trị y khoa. Thảo luận với bác sĩ để được hướng dẫn điều trị và dùng thuốc an toàn.
Thai phụ nên giữ sức khỏe để không mắc bệnh, đặc biệt là trong ba tháng đầu của thai kỳ. Tuy nhiên, nếu mắc các bệnh như: cảm cúm, sốt, ho, bệnh về da… bạn phải làm sao? Trên nguyên tắc, thai phụ không được tự ý uống thuốc khi mang thai mà phải đến bác sĩ để được kê toa hoặc có phương pháp điều trị thích hợp. Nếu bạn có thói quen tự kê toa cho mình, hãy chú ý đến những thông tin sau đây.
Ảnh hưởng của thuốc lên thai nhi
Thông thường, khi thai phụ dùng thuốc, chúng sẽ đi qua bánh nhau và gây ảnh hưởng đến thai nhi. Mức độ ảnh hưởng của thuốc tùy thuộc vào giai đoạn phát triển của bào thai, loại thuốc và liều lượng. Nếu người mẹ uống thuốc trong giai đoạn thai nhi đang hình thành và phát triển các cơ quan nội tạng (tuần thứ 3-8), thai nhi có thể bị ảnh hưởng, gây sẩy thai hoặc dị tật thai nhi.
Nhiều loại thuốc gây ra tình trạng quái thai, chẳng hạn như khi dùng vitamin A quá liều. Có thuốc gây mất sữa, co bóp tử cung…
Những nhóm thuốc gây ảnh hưởng lên thai nhi bao gồm:
- Thuốc kháng sinh: Gây vàng da, thai chết lưu, tổn thương não, dị tật, làm cho răng và xương vàng…
- Thuốc trị bệnh về da: Có thể gây dị tật thai, bệnh tim mạch, bệnh về tai hoặc não úng thủy.
- Thuốc điều trị các bệnh về tuyến giáp: Gây nguy cơ cường giáp, nhược giáp hoặc suy giáp.
- Các loại thuốc kháng viêm không chứa steroid khi dùng liều cao có thể làm chậm quá trình chuyển dạ, thai nhi bị tổn thương não, thiếu nước ối, thai phụ bị xuất huyết nhiều sau khi sinh, làm cho thận, gan của trẻ bị suy ngay từ trong bụng mẹ…
- Ngoài ra, các loại thuốc khác như nhóm streptomycin, an thần, giảm đau, tim mạch, động kinh… cũng gây ra nhiều nguy cơ cho thai nhi.
Một số thai phụ dù không uống thuốc khi mang thai nhưng lại chọn cách tự chữa bệnh bằng những loại thảo dược từ thiên nhiên. Đây là một lựa chọn đáng cân nhắc nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ như: ngộ độc, nhiễm độc thai hoặc sẩy thai
Sử dụng thảo dược cũng cần lưu ý
- Gừng: Chứa chất kháng viêm và chất chống ô-xy hóa, được dùng để chữa chứng khó tiêu, ợ, cảm cúm, xoa dịu tình trạng nôn nghén. Thế nhưng, việc dùng quá nhiều gia vị này có thể ảnh hưởng đến màng nhầy của tử cung, gây sẩy thai.
- Cúc dại (Echinacea): Ngăn ngừa cảm cúm, nhiễm khuẩn và tăng cường miễn dịch cho cơ thể.
- Lô hội: Có tác dụng nhuận tràng và giúp thai phụ giải tỏa được sự khó chịu của chứng táo bón. Nhiều loại thảo mộc khác cũng rất có ích cho sức khỏe thai phụ. Dù vậy, trước khi uống thuốc khi mang thai hay dùng bất kỳ thảo dược nào, thai phụ cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ.
Bí quyết giúp bạn không buồn nôn vào mỗi sáng
Ở vào tuần thứ 14 hay 15 của thai kỳ, nhiều thai phụ có cảm giác buồn nôn vào buổi sáng. Việc đó gây ra sự khó chịu, mệt mỏi và có thể ảnh hưởng đến tinh thần của họ suốt cả ngày.
- Tại sao bạn thấy buồn nôn?
Không ai biết chính xác nguyên nhân gây ra cảm giác này. Tuy nhiên, triệu chứng đó có thể là sự thay đổi hormone, sự mệt mỏi và khứu giác của bạn quá nhạy cảm trong khi mang thai.
- Chiến lược đối phó
Căng thẳng có thể làm tình trạng trở nên xấu đi, do vậy hãy cố gắng để cho đầu óc thanh thản. Bạn cần thường xuyên đi ngủ sớm và cũng đừng quên tranh thủ những giấc ngủ ngắn trong ngày.
- Thực phẩm cho bạn
Một chiếc bánh bích quy vào buổi sáng và nước đá sau bữa ăn đều có thể giúp hạn chế tình trạng buồn nôn. Trà bạc hà và trà hoa cúc có thể giúp giải quyết các vấn đề về dạ dày của bạn, giúp cho sự tiêu hóa dễ dàng. Tuy nhiên, đừng uống nước trong bữa ăn, hãy đợi sau khoảng 30 phút. Nước nóng với vài lát gừng giã nhỏ hoặc nước chanh sẽ rất tốt cho bạn. Đu đủ, dứa và chuối cũng có thể giúp làm dịu chứng buồn nôn và ợ nóng. Nếu thường bị ợ nóng, bạn không nên ăn quá nhiều trước khi đi ngủ. Cần hạn chế tối đa các loại gia vị.
Theo Quỳnh Trâm - Tiếp thị gia đình
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
093844****
Cằm sưng đau do té xe, bao lâu mới hết?
Nếu không có gãy xương, không có vết thương hở và em cũng tích cực chăm sóc chỗ bị thương thì khoảng 7-10 ngày...
Xem toàn bộ090790****
Đau mông một bên do đâu?
Triệu chứng đau mông 1 bên có thể gặp trong giai đoạn đầu của nhọt mông, viêm mô tế bào...
Xem toàn bộ- Trang chủ
- Tin y tế
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình