Hotline 24/7
08983-08983

Tại sao điều trị viêm gan siêu vi B tiến triển tốt nhưng bác sĩ lại tăng liều thuốc?

Câu hỏi

Bác sĩ ơi, Cháu là nam, năm nay 25 tuổi, phát hiện dương tính với virus viêm gan B cuối năm 2016, nhưng khi đó bác sĩ nói chưa cần uống thuốc. Kể từ đó trở đi đến tháng 7/2018 cháu đi khám lại, bác sĩ cho kiểm tra HbeAg, AFP, men gan và siêu âm gan, kết quả HbeAg âm tính, AFP bình thường, men gan ALT 72, siêu âm gan bình thường. Bác sĩ nói theo dõi 1 tháng và cho uống Boganic. Tới tháng 9 cháu khám lại thì kết quả men gan ALT lên 106, các men gan khác cũng khá cao, bác sĩ cho cháu làm thêm xét nghiệm HBV DNA, HbeAg, siêu âm đàn hồi, kết quả HBV DNA dưới ngưỡng, HbeAg âm tính, nhưng FibroScan thì xơ hóa F3 (7.6), bác sĩ cho điều trị Entecavir 0.5mg ngày uống 1 viên với Lyodura ngày 2 viên sau ăn sáng tối và cao Atiso đặc. Sau 3 tháng kiểm tra lại thì bác sĩ lại cho làm lại xét nghiệm, kết quả men gan ALT xuống 58, AST và GGT trở lại bình thường, HbeAg âm tính, HBV DNA dưới ngưỡng, nhưng không hiểu sao bác sĩ lại cho uống thêm 1 viên Entecavir tức là ngày 2 viên sáng và tối và kèm theo thuốc Amepox cũng ngày 2 viên sáng tối. Bác sĩ cho cháu hỏi tình hình bệnh của cháu như thế nào, tại sao bác sĩ tăng liều uống thuốc Entecavir như vậy ạ? Cháu xin chân thành cảm ơn!

Trả lời
Thuốc điều trị viêm gan B mạn. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Thuốc điều trị viêm gan B mạn. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Liều dùng khuyến cáo của Entecavir trong điều trị viêm gan siêu vi B mạn là 1 lần/ngày.

Dựa theo mô tả chỉ định dùng thuốc của bạn là phù hợp, bệnh điều trị cũng có tiến triển tốt, nhưng bác sĩ chưa rõ lý do vì sao lại tăng liều thuốc lên, bạn nên quay lại bệnh viện hỏi trực tiếp bác sĩ điều trị bạn nhé!

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:


Ở Việt Nam, tỷ lệ bệnh nhân nhiễm viêm gan siêu vi B mạn tính ngày càng tăng cao, chủ yếu theo đường từ mẹ sang con. Bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm viêm gan siêu vi B mạn tính khi thời gian tồn tại của virus HBV trong cơ thể kéo dài trên 6 tháng. Theo đó, những kết quả xét nghiệm HBsAg liên tiếp trong vòng 6 tháng có hơn 2 lần cho kết quả dương tính (+) với virus.

Viêm gan siêu vi B lây nhiễm qua 3 con đường chủ yếu:

- Đường máu: Tiếp xúc với máu hoặc được truyền máu từ người bệnh là con đường lây nhiễm viêm gan siêu vi B nhanh chóng. Việc tiếp xúc với các chất dịch từ người bệnh như nước bọt, uống chung ly, sử dụng chung bàn chải đánh răng, dùng chung kim tiêm,... cũng làm lây nhiễm căn bệnh này.

- Đường tình dục: Quan hệ tình dục không an toàn chính là con đường lây nhiễm virus viêm gan siêu vi B. Tuy nhiên, vợ hoặc chồng khi đã có kháng thể với virus viêm gan B khi quan hệ tình dục sẽ không bị lây nhiễm.

- Mẹ truyền sang con: Viêm gan siêu vi B không phải là căn bệnh di truyền mà trẻ nhiễm bệnh khi tiếp xúc với máu của người mẹ trong quá trình chuyển dạ. Trẻ sơ sinh dễ bị mắc viêm gan siêu vi B mạn tính sau sinh nếu không được bảo vệ cẩn thận.

Bệnh nhân viêm gan siêu vi B mạn tính thường không có biểu hiện triệu chứng bệnh rõ rệt. Trong giai đoạn nhiễm bệnh, gan bị tổn thương, các hoạt động bài tiết và tiêu hóa cũng bị ảnh hưởng nên thường xảy ra tình trạng rối loạn tiêu hóa. Ở một số người sẽ có các triệu chứng như mệt mỏi, chán ăn, sốt nhẹ. Một số bệnh nhân có triệu chứng rõ rệt như vàng da, nước tiểu có màu vàng đậm. Nếu bệnh đến giai đoạn biến chứng thường kèm theo các bệnh như trướng bụng, chảy máu đường tiêu hoá, xơ gan, ung thư gan,…

Bệnh nhân viêm gan siêu vi B mạn tính cần được bổ sung một chế độ dinh dưỡng đầy đủ nhằm duy trì các hoạt động trao đổi chất trong cơ thể. Thực đơn bữa ăn cần cân bằng giữa các thành phần như đạm (protein), vitamin A, C và các khoáng chất… bằng các loại thực phẩm như thịt, cá, trứng, sữa, rau xanh, cam, quýt, đu đủ,… Gan trong giai đoạn này rất dễ bị tổn thương, vì vậy cần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để tránh trường hợp ngộ độc thực phẩm

Bệnh nhân viêm gan siêu vi B mạn tính nên hạn chế các món ăn chế biến bằng mỡ động vật và thay thế bằng dầu đậu nành, dầu mè,.. Không nên uống rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích khác. Việc kiểm tra định kỳ 3 - 6 tháng/lần là rất cần thiết nhằm phát hiện và có biện pháp kịp thời phòng ngừa biến chứng.

Viêm gan siêu vi B mạn tính là một căn bệnh không thể điều trị dứt điểm. Bằng các phương pháp can thiệp một cách khoa học sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng biến chứng bệnh, giúp người bệnh chung sống “hòa bình” với virus viêm gan B.

Khi người bệnh có kết quả xét nghiệm và được chẩn đoán nhiễm bệnh cần gặp bác sĩ chuyên khoa và uống thuốc, tái khám đúng theo lịch trình. Bệnh nhân cũng cần duy trì một chế độ ăn uống, luyện tập khoa học nhằm ngăn cản biến chứng dẫn tới tử vong.

Bên cạnh đó, nhằm hỗ trợ cải thiện hiệu quả tình trạng bệnh, bệnh nhân cũng có thể sử dụng các thực phẩm chức năng dành riêng cho người nhiễm viêm gan siêu vi B.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X