Sơ cứu đột quỵ và kế hoạch phòng ngừa tái phát thế nào?
Mong BS hướng dẫn giúp con cách sơ cứu đột quỵ đúng cách trong thời gian chuyển người bệnh đến bệnh viện.
Chúng tôi rất vui vì bạn còn trẻ nhưng đã rất biết quan tâm đến sức khỏe của bản thân cũng như gia đình mình. Đúng là dự phòng từ sớm mới chính là cách để bảo vệ cơ thể trước nguy cơ đột quỵ não hữu hiệu nhất. Một số việc cần làm như sau:
- Cần kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ: như đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh lý tim mạch, thừa cân, béo phì…bằng cách kiểm tra sức khỏe định kỳ và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Chủ động thay đổi lối sống: với kế hoạch làm việc hợp lý, tránh mất ngủ, căng thẳng, stress; nên duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý (hạn chế chất béo, ngọt, đường, bột, thức ăn nhiều mắm muối; ăn nhiều rau, củ, trái cây), vận động thường xuyên (đi bộ, chạy bộ, đạp xe… 30-60 phút mỗi ngày, 4-5 lần một tuần); hạn chế bia rượu, không hút thuốc lá…
- Nên sử dụng sản phẩm có chứa các hoạt chất sinh học thiên nhiên chống gốc tự do để bảo vệ tế bào thần kinh, chăm sóc não và tránh xơ vữa mạch máu
Về dấu hiệu, bạn chú ý những biểu hiện sau của người bệnh:
- Đột nhiên tê bì hoặc yếu ở một nửa bên thân người của cơ thể
- Đột nhiên nói ngọng hoặc nói líu lưỡi hoặc sao nhãng, tiếp xúc khó
- Đột nhiên mù một mắt thoáng qua hoặc choáng váng, buồn nôn hoặc nôn
- Đột nhiên đau đầu dữ dội
Điều này dễ khiến người nhà liên tưởng đến hiện tượng trúng gió, đau nửa đầu nên thường xử trí sai như cạo gió, xức dầu mà không đưa người bệnh đến ngay đến bệnh viện. Sơ cứu đột quỵ đúng là nới lỏng quần áo và để người bệnh nằm ở trên mặt phẳng, gối đầu cao từ 15-30⁰ và ở tư thế nằm nghiêng để tránh nguy cơ bị sặc do các chất tiết ra từ miệng. Tuyệt đối không cho bệnh nhân ăn uống gì hoặc uống bất kỳ một loại thuốc nào khi nghi ngờ đột quỵ não. Nếu người bệnh còn tỉnh táo thì bảo thở thật sâu và đều. Sau khi sơ cứu đột quỵ đúng cách thì cần nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất có khả năng chẩn đoán và điều trị đột quỵ để được cấp cứu kịp thời, tránh đưa bệnh nhân đi xa vì thời gian di chuyển kéo dài càng làm cho tình trạng bệnh sẽ nặng hơn và nguy cơ tử vong cao hơn.
Để phòng ngừa đột quỵ tái phát cần có kế hoạch tập luyện hàng ngày. Lúc đầu tập ở mức độ rất nhẹ, sau đó tăng dần, nên duy trì việc tập luyện hàng ngày cả khi các di chứng đã phục hồi. Nên sử dụng các thuốc phòng đột quỵ tái phát theo đơn của bác sĩ chuyên khoa và kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu...
Bắt đầu từ 1/6 đến hết tháng 12/2018, AloBacsi phối hợp với nhãn hàng NattoEnzym của Công ty Dược phẩm Hậu Giang mở chuyên đề “Không còn nỗi lo đột quỵ”
với tiêu chí: tư vấn - giải đáp câu hỏi hàng ngày, tổ chức các chương
trình truyền hình trực tuyến, livestreams trò chuyện với bác sĩ về các
vấn đề đột quỵ và tổ chức các sự kiện thực tế tại các TP lớn như TPHCM,
Hà Nội, Cần Thơ... Mời bạn đọc có các thắc mắc về bệnh tim mạch, nội thần kinh, đột quỵ, tai biến... gửi câu hỏi về email: tuvan@alobacsi.vn để được TS.BS Trần Chí Cường, TS.BS Lê Văn Tuấn và ThS.BS Bùi Diễm Khuê tư vấn. |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình