Hotline 24/7
08983-08983

Phẫu thuật dính thắng lưỡi có khắc phục được tật nói ngọng không?

Câu hỏi

BS cho em hỏi, Em có bị dính thắng lưỡi và đầy lưỡi không ạ? Em có gửi hình, BS xem giùm em. Em thấy dây thắng lưỡi ngắn dưới 13mm, răng trước bị nghiêng, đưa lưỡi ra ngoài thấy hơi hơi giống trái tim. Em năm nay 21 tuổi, bị nói nhầm, ngọng, lưỡi không linh hoạt như chữ đ, l, n, nói nhanh là không có uốn lưỡi được. Tiểu phẫu có khắc phục được tình trạng đó không ạ?

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

Dính thắng lưỡi nhẹ. Ảnh do bạn đọc cung cấp
Dính thắng lưỡi nhẹ. Ảnh do bạn đọc cung cấp

Chào bạn,

Thắng lưỡi là lớp màng mỏng niêm mạc hình tam giác nằm ở dưới lưỡi, có tác dụng tham gia điều chỉnh sự vận động chức năng của lưỡi.

Dính thắng lưỡi là một dị tật bẩm sinh do dây thắng lưỡi ngắn và làm hạn chế cử động bình thường của lưỡi, bệnh có thể do di truyền.

Nếu bạn đã khám và đo thắng lưỡi dài 13mm thì cũng chỉ là trường hợp dính thắng lưỡi nhẹ, thường không có chỉ định can thiệp điều trị. Chỉ khi thắng lưỡi dính gây khó khăn cho việc nói thì mới tiến hành phẫu thuật.

Nếu gặp vấn đề về nói hoặc cử động lưỡi ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và công việc, bạn nên khám chuyên khoa Tai mũi họng để BS đánh giá thêm và xem xét chỉ định điều trị bạn nhé!

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Dính thắng lưỡi là một dị tật bẩm sinh nhẹ do dây thắng lưỡi (lớp màng mỏng niêm mạc dưới lưỡi) ngắn và làm hạn chế cử động bình thường của đầu lưỡi. Dị tật này gặp khoảng 4%-5% ở trẻ sơ sinh, gặp nam nhiều hơn nữ tỉ lệ 3:1.

Tật dính thắng lưỡi mặc dù không gây nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng của bé nhưng lại khiến trẻ gặp khó khăn trong những hoạt động sau:

- Trẻ bị dính thắng lưỡi thường gặp khó khăn trong việc phát âm, nói ngọng.

- Tật dính thắng lưỡi gây khó khăn cho bé trong việc bú, ăn uống, khi nuốt lưỡi sẽ co lại khiến trẻ biếng ăn, chậm tăng cân.

- Làm mất thẩm mỹ hàm răng bé vì các răng cửa ở hàm dưới thường bị nghiêng hoặc có khe hở giữa 2 răng cửa hàm dưới.

Chính vì thế, khi phát hiện trẻ có dấu hiệu dính thắng lưỡi, cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện uy tín để được bác sĩ thăm khám, thực hiện phẫu thuật tách dính thắng lưỡi hiệu quả, an toàn.

Thời điểm cắt dính thắng lưỡi phụ thuộc vào mức độ ảnh hưởng của nó đến việc ăn uống và phát âm của bé.

Tuy nhiên, để tránh những tác dụng phụ của thuốc gây tê, chảy máu gây nhiễm trùng sau mổ, việc cắt thắng sớm có thể ảnh hưởng đến cơ lưỡi của bé. Theo đó các bác sĩ khuyến cáo nên thực hiện thủ thuật cắt thắng lưỡi khi trẻ được 3-4 tháng tuổi. Vì nếu để kéo dài ở phần dính thắng lưỡi sẽ hình thành những mạch máu, lúc này nếu cắt sẽ khiến bé bị chảy nhiều máu, gây đau đớn cho bé.

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X