Hotline 24/7
08983-08983

Niêm mạc miệng bị chấn thương nổi trắng và đau, em phải làm sao?

Câu hỏi

Thưa BS, Khoang miệng cháu nổi trắng như vậy, và đau. Như thế có sao không ạ? Trước đó cháu có ăn nhai trúng, đến nay tầm 2 tuần thì nó như vậy ạ. Cám ơn BS.

Trả lời
Tổn thương niêm mạc miệng. Ảnh do bạn đọc cung cấp
Tổn thương niêm mạc miệng. Ảnh do bạn đọc cung cấp

Chào bạn,

Theo như hình bạn gửi và qua mô tả quá trình thì có thể bạn đang bị một loét chấn thương vùng niêm mạc góc hàm do cắn dập.

Thông thường vết loét này sẽ tự lành trong khoảng từ 7-10 ngày. Tuy nhiên nếu thấy vết loét ngày càng sưng đỏ, há miệng hạn chế, kèm sốt cao thì bạn phải tới BS kiểm tra điều trị, tránh tình trạng bội nhiễm nặng.

Thân mến.


Niêm mạc miệng là lớp bao phủ khoang miệng và lưỡi. Tổn thương viêm loét niêm mạc miệng có thể có mủ hoặc không có mủ.

Các chấn thương có thể bỏng nhiệt do ăn uống thức ăn quá nóng, tổn thương hay gặp ở vòm miệng, chỗ cung răng hàm trên; do đụng dập, té ngã, bị đánh; do các thủ thuật nha khoa như khoan trám răng, hàn răng, nhổ răng, lắp răng giả nhưng không vừa, răng bị mẻ, gãy…; trẻ em bị que kem, bút viết, hoặc vật sắc nhọn đâm vào miệng lưỡi.

Điều trị viêm loét miệng lưỡi chủ yếu là giảm đau vì đau là triệu chứng khó chịu nhất. Đa số các trường hợp không cần điều trị mà bệnh sẽ tự khỏi sau 7 - 14 ngày.

Những trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể sử dụng các thuốc điều trị.

Có thể áp dụng những cách tự chăm sóc khi bị loét miệng như: ngưng uống rượu bia, bỏ hút thuốc lá. Không nên ăn thức ăn cay, mặn, chua, chát, nóng. Khi bị đau nhiều, có thể dùng ống hút để uống nước, nhưng không uống nước nóng. Chỉ chải răng ở những chỗ không đau, không chải răng ở những chỗ đau do viêm loét, tránh gây chấn thương thêm cho niêm mạc miệng lưỡi do chải răng.

Đi khám bệnh khi có các biểu hiện sau: vết loét phát triển nhiều, lớn hơn một cách bất thường so với các triệu chứng đã nêu ở trên; vết loét kéo dài trên 3 tuần; không giảm đau mặc dù đã dùng các thuốc giảm đau; sốt cao hoặc sốt vừa nhưng kéo dài nhiều ngày.

Nên ăn uống đủ chất, nhất là các loại thức ăn chứa nhiều các vitamin C, PP, B6, B12 như: rau xanh các loại, hoa quả chín, cam, chanh, bưởi, thịt, cá, trứng, sữa... để phòng viêm loét miệng do thiếu vitamin loại này.



Tìm câu hỏi dịch vụ y

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X