Hotline 24/7
08983-08983

Nhức mỏi khớp tay chân có phải do không hấp thu calci đầy đủ?

Câu hỏi

Chào BS, Tôi bị COPD giai đoạn 2. Tôi là nam, 64 tuổi, 10 ngón tay và 10 ngón chân của tôi mỏi rất nhiều, mỏi suốt ngày nên thường phải bẻ ngón tay và ngón chân cho đỡ mỏi. Khi nặng thì mỏi lấn vào bàn tay, bàn chân và nhức phần thịt của cả 2 bắp chân. Tôi ngủ bị chuột rút các ngón chân rất đau các ngón và các ngón chân co lại ở một vị trí mà tôi phải xoa bóp rất lâu các ngón chân mới trở về trạng thái bình thường. Bắp chân thì cũng bị chuột rút về đêm. Mỗi lần mỏi quá, tôi uống 1 viên calci Sandoz thì thấy có dịu bớt phần nào mà thôi. Tôi đã uống calci Sandoz ngày 2 viên, uống trong 10 ngày thì chỉ đỡ mỏi trong thời gian uống thuốc nhưng sau đó lại nhức mỏi như cũ, mà bệnh này đã kéo dài 5 năm rồi. Tôi đã xét nghiệm calci toàn phần thì không thiếu calci, được nằm để đo loãng xương thì cũng không bị loãng xương. Tôi vẫn thường uống viên bổ sung calci Morecal, tôi uống ngày 2 viên. Xét nghiệm máu thì cũng không bị viêm khớp dạng thấp, nhưng trong người tôi luôn ở trạng thái mệt mỏi suốt ngày, chỉ nằm chứ không làm việc gì được, đi lên cầu thang thì mệt. Xin hỏi mỏi nhức các khớp ngón tay và chân như trên có phải tôi không được hấp thu calci đầy đủ? Mong BS trả lời tôi, rất cám ơn. Tôi đã uống các loại thuốc: 3B- B12 - Gabapentine. Morecal - Calcibronat - Calci Sandoz-Mange B6- B1 - Hay bị cảm cúm.

Trả lời
Đau nhức khớp tay. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Đau nhức khớp tay. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào chú,

COPD phải sử dụng nhiều loại thuốc điều trị với mục đích giãn phế quản, có thể dẫn đến rối loạn điện giải (kali, canxi…) và gây mỏi cơ. Ngoài ra, giảm oxy máu, bệnh lý thần kinh ngoại biên, bệnh lý mạch máu ngoại biên, rối loạn nội tiết… đều là những nguyên nhân gây ra nhức mỏi, chuột rút các bắp cơ. Nhức mỏi khớp lại do nguyên nhân khác, thường gặp là các bệnh khớp viêm, thoái hoá khớp…

Để phân biệt các nguyên nhân này, BS cần thăm khám trực tiếp, kết hợp với thông tin từ xét nghiệm máu, điện cơ, Xquang khớp… Nếu được chú vui lòng gửi ảnh chụp các kết quả xét nghiệm trên và liều lượng sử dụng các loại thuốc xịt, thuốc uống hiện tại để BS có thể tư vấn cụ thể hơn cho chú!

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Đau nhức xương khớp là tình trạng tổn thương các khớp xương từ đó gây ảnh hưởng đến chức năng vận động của khớp xương kèm theo các triệu chứng sưng khớp, cứng khớp, đau và nhức mỏi khớp, biến dạng khớp…

Chế độ dinh dưỡng dành cho người bị đau nhức xương khớp

- Các thực phẩm chứa nhiều vitamin C vì chúng có khả năng ức chế và làm giảm tình trạng viêm nhiễm. Các loại trái cây tươi (cam, chanh, bưởi, dâu tây…), rau xanh (súp lơ xanh, cải xanh…) rất dồi dào loại vitamin này.
- Các loại gia vị có tính ấm như hành, tỏi, gừng, ớt, quế giúp làm nóng cơ thể và bảo vệ khớp khỏi các phản ứng có hại.
- Các loại ngũ cốc như gạo lứt, lúa mì, lúa mạch, đậu nành giúp cơ thể tăng sức đề kháng, chống oxy hóa và rất dồi dào canxi giúp xương chắc khỏe và phòng ngừa đau nhức xương khớp.
- Người bị đau nhức xương khớp không nên ăn các loại thức ăn chứa nhiều phốt pho như: thịt đỏ, thịt đã qua chế biến, phủ tạng động vật.
- Hạn chế ăn các thức ăn chứa nhiều chất béo như: mỡ động vật, đồ ăn chiên xào, thức ăn nhanh, các sản phẩm từ bơ sữa. Các loại thực phẩm này khiến phản ứng viêm tăng mạnh gây ra triệu chứng đau nhức dữ dội.
- Không ăn các loại thực phẩm như: chuối tiêu, các loại cà (cà ghém, cà pháo, cà chua), canh cua và thịt chó.

Luyện tập thể dục giúp bệnh nhân đau khớp ít phụ thuộc vào khớp và nâng cao chất lượng cuộc sống. Dưới đây là một số bài tập nhằm làm giảm các cơn đau, hạn chế các biến chứng khớp hiệu quả. Người bị đau nhức xương khớp có thể áp dụng.

Một số biện pháp phòng ngừa đau nhức xương khớp

- Luôn giữ ấm cơ thể bằng cách mặc nhiều quần áo cho đủ ấm, uống và tắm nước ấm để cơ thể không bị lạnh.

- Làm nóng tại vùng khớp bị đau bằng cách xoa bóp dầu, rượu thuốc, cạo gió để các mạch máu giãn nở giúp cho việc lưu thông máu đến nuôi khớp dễ dàng hơn.

- Duy trì cân nặng hợp lý: Duy trì cân nặng hợp lý để tránh áp lực cho các khớp, giúp khớp không bị thoái hóa sớm.

- Uống nhiều nước: nước chiếm 70% thành phần của sụn khớp, giúp duy trì sự trơn tru giữa hai đầu xương. Do đó, cần uống nước đầy đủ và hợp lý, nhất là về mùa đông, kể cả trời lạnh cũng không nên ngại uống nước.



Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X