Hotline 24/7
08983-08983

Người hút thuốc lá mạn tính nên làm những xét nghiệm nào?

Câu hỏi

Dạ bác sĩ cho em hỏi, Em có anh trai sinh năm 1981, anh ấy hút thuốc trên 15 năm, hiện tại anh bị viêm họng mạn tính, chưa có dấu hiệu ho, sốt, nằm nền gạch hay bị nhói lồng ngực. Mong bác sĩ cho em lời khuyên nên làm những loại xét nghiệm nào và chi phí tầm khoảng nhiêu để gia đình em chuẩn bị (anh có thẻ BHYT ạ). Em xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

hút thuốc lá mạn tính. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Hút thuốc lá mạn tính. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn Như Hoa,

Hút thuốc lá được xem là hành vi nguy cơ của các bệnh lý ung thư, bệnh tim mạch, rối loạn chuyển hoá và bệnh mạn tính ở phổi. Để tầm soát các bệnh lý này cần khám sức khoẻ tổng quát vì giai đoạn đầu có thể chưa biểu hiện triệu chứng rõ. Khám sức khỏe hay khám tổng quát là trường hợp không được hưởng bảo hiểm y tế.

Do đó, dù trong trường hợp, bạn đi khám đúng tuyến hay trái tuyến đều phải tự thanh toán các chi phí. Nếu lo lắng về tình trạng sức khoẻ bạn có thể khuyên anh khám tự nguyện (tự chi trả), hoặc có triệu chứng thì khám đúng chuyên khoa đó để bác sĩ chỉ định xét nghiệm phù hợp (lúc này sẽ được hưởng BHYT tuỳ loại xét nghiệm). Trường hợp này nên khám chuyên khoa Hô hấp bạn nhé!

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Ai cũng biết hút thuốc lá rất có hại cho sức khỏe và những tác hại của thuốc lá đối với cơ thể chúng ta. Nhưng bạn đã biết thói quen xấu này tàn phá cơ thể khủng khiếp như thế nào chưa? Dưới đây là những bộ phận cơ thể đang bị đầu độc bởi thuốc lá mỗi ngày.

- Khớp xương

Bạn thường xuyên hút thuốc và cảm thấy các khớp xương của mình đau nhức và có dấu hiệu của bệnh viêm khớp? Đó có thể là do bạn đã mắc bệnh viêm khớp dạng thấp (RA). Mặc dù các nhà khoa học chưa tìm ra nguyên nhân chắc chắn nhưng các thuốc điều trị chứng bệnh này không có tác dụng ở người có thói quen hút thuốc thường xuyên.

- Làn da

Hút thuốc làm đẩy nhanh quá trình lão hóa tự nhiên của làn da. Thuốc lá có thể khiến làn da của phụ nữ 40 tuổi trở nên nhăn nhúm, chảy xệ như làn da của một bà lão 70 tuổi. Làn da tổn thương do khói thuốc rất khó có thể lấy lại độ đàn hồi và mịn màng như trước, thậm chí thuốc lá còn khiến các bệnh về da như ung thư da trở nên trầm trọng hơn. Trong thuốc lá có loại hóa chất độc hại có thể phá vỡ cấu trúc collagen và elastin gây ra nếp nhăn. Thêm vào đó, việc tiếp xúc với nhiệt từ thuốc lá và cử động cơ mặt trong khi hút cũng làm tăng nếp nhăn.

Bên cạnh đó hút thuốc cũng khiến lượng collagen bị suy giảm và máu không thể đi nuôi da dẫn đến khô xạm da. Ngoài ra, các tác động cơ học của việc hút thuốc như mím môi và nheo mắt qua thời gian sẽ tạo nếp nhăn quanh miệng và mắt. Làn da của bạn cũng có xu hướng mỏng đi dần đồng thời xuống cấp nhanh chóng.

- Đôi mắt

Việc đốt một điếu thuốc đồng nghĩa với việc bạn đã tiến thêm hai bước tới căn bệnh thoái hóa điểm vàng, căn bệnh về mắt phá hủy thị lực trung tâm - cơ quan chịu trách nhiệm cho việc đọc, viết và nhận diện khuôn mặt mọi người. Ngoài ra, bạn cũng sẽ có nguy cơ mắc bệnh đục thủy tinh thể, là nguyên nhân khiến thị lực của bạn yếu hơn gấp 3 lần những người không hút thuốc.

- Cơ quan sinh dục

Nam giới hút thuốc sẽ có nguy cơ mắc chứng rối loạn chức năng cương dương cao hơn. Bạn hút thuốc càng nhiều, tình trạng bệnh càng nghiêm trọng. Bên cạnh đó, nam giới sẽ dễ mắc bệnh ung thư tinh hoàn hơn khi có thói quen hút thuốc. Thói quen xấu này cũng làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung ở phụ nữ.

- Răng miệng

Dưới đây là những bệnh về răng miệng mà những điếu thuốc có thể gây ra cho bạn như răng ố vàng, ung thư miệng, hơi thở nặng mùi, viêm tuyến nước bọt,…

Thuốc lá và các chế phẩm từ chúng gây tác động lên các liên kết giữa xương và mô mềm trong răng. Nói cách khác, thuốc lá làm biến đổi chức năng thông thường của các tế bào mô lợi. Sự ảnh hưởng này khiến bệnh nhân dễ bị nhiễm trùng hơn, lượng máu chảy đến phần nướu cũng giảm sút. Đây là nguyên nhân chính khiến cơ thể gặp khó khăn trong việc chữa lành vết thương.

Có khoảng 90% số người bị ung thư miệng, môi, lưỡi và cổ họng do hút thuốc và rủi ro mắc bệnh tăng tỷ lệ thuận với mức độ hút hoặc nhai thuốc. Người hút thuốc lá có nguy cơ mắc ung thư cao gấp 6 lần so với người không hút.

Khoảng 37% các bệnh nhân vẫn tiếp tục hút sau liệu trình điều trị ung thư có dấu hiệu khối u di căn sang vị trí khác như miệng, môi, lưỡi, cổ họng.

- Não bộ

Nguy cơ đột quỵ sẽ tăng gấp ba lần ở những người có thói quen hút thuốc. Đột quỵ là tình trạng máu đông trong não gây liệt cơ mặt, mờ mắt, đi lại khó khăn và có thể dẫn đến tử vong. Bên cạnh đó, bạn cũng có nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp, làm tiền đề cho chứng phình động mạch chủ, tình trạng thành mạch máu trong não bị vỡ. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến rò rỉ máu khiến máu tràn vào các mô lân cận.

- Hệ tiêu hóa

Nếu hút thuốc, bạn có thể mắc một số bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa như loét dạ dày tá tràng, bệnh Crohn (viêm mãn tính đường ruột), bệnh polyps đại tràng, viêm tụy hay ung thư tuyến tụy. Ngoài ra, hút thuốc còn làm tăng khả năng mắc bệnh tiểu đường loại 2 lên đến 35%, ảnh hưởng nghiêm trọng đến gan và tuyến tụy.

- Phổi

Bệnh ung thư phổi - căn bệnh 90% liên quan đến thuốc lá đã gây ra cái chết của hơn 150.000 người ở Mỹ vào năm 2015. Hút thuốc cũng là nguyên nhân chính gây nên bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), nhóm bệnh gây tổn thương đến các túi khí nhỏ có trong phổi.

- Tim

Hút thuốc lá là nguyên nhân chính gây nên các bệnh về tim mạch. Các chất độc hại có trong thuốc lá làm động mạch cứng và hẹp lại, từ đó khiến máu trở nên đặc hơn và xuất hiện các cục máu đông trong động mạch.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X