Hotline 24/7
08983-08983

Nên cho trẻ ăn uống như thế nào khi con bị sốt xuất huyết?

Câu hỏi

Bác sĩ ơi, Khi trẻ bị sốt xuất huyết, nên cho trẻ ăn uống như thế nào để đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng và sức khỏe cho trẻ?

Trả lời

BS.CK2 Nguyễn Thị Thanh

BS.CK2 Nguyễn Thị Thanh

Nguyên Trưởng khoa Nội 1, Bệnh viện Nhi đồng 2, TPHCM - Bệnh viện Nhi đồng 2

cho bé uống nước, nhất là nước hoa quả nhiều vitamin C khi con bị sốt xuất huyết mẹ nhé. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Cho bé uống nước, nhất là nước hoa quả nhiều vitamin C khi con bị sốt xuất huyết mẹ nhé. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Trong giai đoạn tiến triển của bệnh sốt xuyết huyết, bạn nên cho bé bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, chọn những thức ăn bé thích, không kiêng khem quá mức để tránh tình trạng biếng ăn, đảm bảo 4 nhóm chất cơ bản, bao gồm: tinh bột (gạo, ngô, khoai…), chất đạm (thịt, cá, trứng, sữa…), chất béo (dầu, mỡ), vitamin và khoáng chất (rau, củ, quả, trái cây…).

Các loại thức ăn cần được chế biến lỏng, nhuyễn, dễ tiêu như: cháo, soup…

Lưu ý, cần cho trẻ uống nhiều nước: Nước Oresol, nước lọc, nước cam, nước dừa…

Ngoài ra, việc bổ sung nhiều vitamin C từ các loại trái cây như dâu tây, ổi, kiwi, đu đủ cũng rất cần thiết với người bị sốt xuất huyết. Bởi vitamin C có ảnh hưởng trực tiếp lên các vi khuẩn, virus giúp tăng hệ miễn dịch, thành mạch bền tốt hơn sẽ giảm tình trạng xuất huyết.

Đặc biệt với trẻ em bị sốt xuất huyết, sữa là nguồn dinh dưỡng quan trọng nhất, nếu trẻ còn bú mẹ thì nên tiếp tục cho con bú, trẻ nhỏ ăn dặm thì nên ăn nên chia nhỏ thành nhiều bữa, để vừa đủ chất vừa giúp ngon miệng hơn.

Không cho trẻ uống các loại nước có ga, nước có màu đỏ hoặc màu nâu. Tránh thức ăn cay, thức ăn có màu đỏ hoặc màu nâu, thức ăn quá nóng hay quá lạnh.

Lưu ý, khi trẻ chưa bị thất thoát huyết tương không nên tự ý truyền dịch cho trẻ. Điều đó có thể khiến trẻ phù nề, suy hô hấp và nguy hiểm. Việc truyền dịch cần được thực hiện trong bệnh viện dưới chỉ định và theo dõi sát của bác sĩ.

Thân mến.
Mời tham khảo thêm:

Sốt cao liên tục là triệu chứng phát bệnh ban đầu của sốt xuất huyết, nhưng rất dễ gây nhầm lẫn thành sốt siêu vi hoặc sốt phát ban. Để xác định chính xác bệnh, mẹ nên theo dõi ít nhất 3 ngày đầu tiên kể từ ngày khởi phát.

- Bệnh khởi phát ngày đầu tiên: Trẻ đang khỏe mạnh tự dưng bị sốt cao đột ngột và liên tục, mặt đỏ, cổ họng đỏ nhưng không đau.

- Ngày thứ 2: Trẻ vẫn tiếp tục bị sốt cao liên tục, khó hạ sốt. Dùng thuốc hạ sốt, nhiệt độ chỉ hạ xuống một chút rồi lại tăng lên. Lúc này, để biết chắc hơn mẹ hãy cố gắng tìm các dấu hiệu xuất huyết trên da ở phần bụng, tay chân, cổ, mí mắt.

Chuyển sang ngày thứ 3: Dấu hiệu xuất huyết trên da rõ ràng hơn. Bé vẫn còn sốt cao kèm theo triệu chứng xuất huyết da niêm mạc như chảy máu mũi, máu răng. Đôi khi bị nôn ói, đau bụng thường là đau phần rốn hoặc bên phải rốn.

Với những trẻ em bị sốt xuất huyết nhẹ, mẹ có thể chăm sóc và theo dõi điều trị cho bé tại nhà. Tuy nhiên, từ ngày thứ 3 trở đi, mẹ cần đặc biệt theo dõi kĩ để phát hiện các triệu chứng tiền sốc. Lập tức đưa trẻ đến bệnh viện nếu có các dấu hiệu sau: Trẻ đang tỉnh táo bỗng trở nên lừ đừ, vật vã, đau bụng dữ dội, tay chân lạnh, da trở nên tím tái…

BS.CK2 Nguyễn Thị Thanh
Nguyên Trưởng khoa Nội 1, BV Nhi đồng 2

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X