Hotline 24/7
08983-08983

Liệu cô em có thể đặt thêm 2 nhánh stent tiếp không?

Câu hỏi

Chào bác sĩ, Em có người cô ở tỉnh, 63 tuổi. Mới vừa rồi cô bị hẹp mạch vành 3 nhánh, để 3 ngày mới đến bệnh viện, có biểu hiện suy tim nặng đã đặt 1 stent. Hiện tại huyết áp 95/65. Nhịp tim 110 đến 120, đang dùng thuốc nâng huyết áp (Dopamin), vậy 2 stent còn lại có thể đặt được không? Nhờ bác sĩ tư vấn giúp (từ lúc nhập viện đến nay được 9 ngày). Rất mong bác sĩ hồi âm sớm. Cảm ơn bác sĩ.

Trả lời

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương

Đặt stent mạch vành. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Đặt stent mạch vành. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Suy nghĩ của gia đình em rất phổ biến, tôi có thể hiểu được. Bệnh nhân bệnh 2 đến 3 nhánh mạch vành khi vào bệnh viện vì nhồi máu cơ tim cấp thì gia đình rất mong muốn là đặt stent tất cả các chỗ hẹp một lần lúc đó luôn, tuy nhiên, điều đó không có lợi cho bệnh nhân.

Vì bệnh nhân không chịu nổi thời gian thủ thuật kéo dài, hơn nữa với những nhánh mạch vành tắc mạn tính sẽ bị vôi hóa rất khó đặt, khi cố đặt có thể bị vỡ mạch vành, cũng không phải cứ đặt hết tất cả chỗ hẹp thì bệnh sẽ giảm ngoạn mục và suy tim sẽ hết.

Do đó, Hội Tim mạch thế giới khuyến cáo bác sĩ thông tim (đặt stent) mạch vành thủ phạm gây ra nhồi máu cơ tim đợt bệnh nhân nhập viện mà thôi, sau đó khi tình trạng bệnh nhân ổn (có khi 1 tháng, có khi cả năm), mới quay lại kiểm tra rồi thông mấy nhánh còn lại nếu cần thiết và có thể thực hiện được. Hiện giờ cô của em chưa thể đặt được stent 2 nhánh còn lại đâu vì cô em còn yếu lắm.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Can thiệp đặt stent mạch vành qua da là phương pháp hiệu quả để tái lưu thông động mạch vành. Một ống thông nhỏ (catheter) có gắn bóng và giá đỡ kim loại được đưa qua động mạch đùi hoặc cổ tay. Khi đến vị trí bị tắc, bóng được thổi phồng lên trong khoảng 1 phút, nén mảng bám để mở rộng lòng mạch và giá đỡ được giữ lại nhằm duy trì sự lưu thông của mạch máu. Thời gian thực hiện thủ thuật thường trong vòng 1 giờ, sau khi thực hiện, người bệnh cần ở lại nội trú để được theo dõi ít nhất 1-2 ngày.

Sau khi đặt stent, người bệnh phải dùng thuốc chống ngưng kết tiểu cầu, kết hợp với các thuốc hạ áp, hạ cholesterol máu, thuốc điều trị đái tháo đường ở những người bị tiểu đường... uống đầy đủ, đúng giờ các loại thuốc được kê ít nhất trong vòng 1 năm sau can thiệp. Cần khám định kỳ 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 1 năm sau đặt stent. Đến thời điểm 1 năm, cần làm nghiệm pháp gắng sức để kiểm tra khả năng tưới máu của tim.

Thay đổi chế độ dinh dưỡng và lối sống lành mạnh; bỏ hút thuốc, giảm cân nếu có thừa cân hoặc béo phì. Giảm ăn dầu, mỡ động vật, muối cũng sẽ giúp giảm nguy cơ xuất hiện thêm tắc nghẽn mạch vành.

Về vận động, người bệnh không nên lái xe hoặc đi đường xa, quan hệ tình dục trong 2 tuần đầu sau can thiệp. Sau này cũng không nên tham gia các hoạt động thể lực mạnh nhưng nên đi bộ 30 - 60 phút mỗi ngày, tùy theo sức. Nếu thấy đau ngực hoặc khó thở quá mức, hãy ngừng vận động ngay và nhanh chóng liên lạc với bác sĩ. Khi phải sử dụng thuốc cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước bởi thuốc chống ngưng tập tiểu cầu có thể chống chỉ định với một số loại thuốc.



Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X