Hotline 24/7
08983-08983

Làm sao để trẻ không bị táo bón, AloBacsi?

Câu hỏi

Kính chào bác sĩ Thanh, Con cháu bị 4 tuổi, bị táo bón khoảng 2 tháng nay, cứ 2-3 ngày cháu mới đi 1 lần. Cháu nghe nói không nên mua thuốc ở hiệu thuốc bơm hậu môn để kích thích trẻ đi mà nên dùng mật ong bơm. Như vậy có đúng không? Nếu dùng thuốc bơm hậu môn nhiều có ảnh hưởng gì không? Làm thế nào để trẻ không bị táo bón? Xin cảm ơn BS Thanh rất nhiều. (Minh Thuận, 28 tuổi – TPHCM)

Trả lời
Ảnh minh họa - Nguồn internet
Ảnh minh họa - Nguồn internet

Chào Minh Thuận,


Vào thời điểm này, bé yêu của mẹ đã có chế độ ăn gần như người lớn, với chế độ ăn đặc mẹ cần chú ý bổ sung đủ chất xơ, chất xơ hòa tan có nhiều trong những loại rau hơi nhớt như mồng tơi, rau đay, rau lang, trong các loại trái cây như chuối, đu đủ, khoai lang… Cho bé uống đủ nước, bé hiếu động mất nước nhiều qua mồ hôi cần phải nhắc bé uống nước thường xuyên hơn nữa.

Ở độ tuổi này một số bé đã biết nín nhịn đi tiêu, lại ham chơi, ham học hỏi, khám phá, đôi khi mãi mê với một điều gì bé sẽ nhịn tiêu, phân được giữ lâu trong trực tràng sẽ được niêm mạc ruột hút nước, càng khô hơn làm nặng hơn tình trạng táo bón. Mẹ nên tập cho bé thói quen đi tiêu vào một thời điểm nhất định trong ngày, tập cho bé ngồi bô nhưng không ép nếu bé chưa sẵn sàng, mọi áp lực thúc giục bé đi tiêu sẽ khiến bé sợ nên càng nín nhịn. Trong lúc tập cho bé ngồi bô, mẹ có thể đọc sách hoặc trò chuyện và kiên nhẫn đợi bé trong vòng 10-15 phút.

Đồng thời mẹ có thể giúp bé luyện tập tăng cường cơ thành bụng giúp bé rặn hiệu quả (điều này tốt cho bé ngay cả khi bé không táo bón). Cách tiến hành như sau: đặt bé nằm ngữa, xoa bụng bé theo chiều kim đồng hồ, sau đó nắm hai cổ chân bé giơ lên sao cho thẳng góc với mặt giường, co hai gối ép vào bụng bé, rồi lại kéo thẳng chân lên hạ xuống mặt giường; trong khi đó đầu, lưng và mông vẫn nằm sát mặt giường; tập cho bé ngày 2 -3 lần, mỗi lần 3 phút vào giữa các bữa ăn lúc bé không đói và cũng không quá no.

Thuốc bơm hậu môn giúp giải quyết tức thời khối phân tồn đọng, sau đó mẹ phải áp dụng các biện pháp đã hướng dẫn như trên. Nếu đã áp dụng tất cả các cách mà bé vẫn táo bón nặng và kéo dài, bạn cần đưa bé đi khám tìm xem có nguyên nhân thực thể gây táo bón để điều trị phù hợp.

Chúc bé hay ăn chóng lớn!

 

Chương trình do Cổng thông tin Tư vấn sức khỏe Alobacsi.vn cùng Phòng khám Đa khoa chất lượng cao Bảo Ngọc (218 Nguyễn Trãi, Phường 3, Quận 5, TP.HCM) phối hợp thực hiện.

Trích nội dung BS-CK2 Nguyễn Thị Thanh tư vấn “Phòng bệnh cho trẻ khi bước vào mùa nắng nóng”



AloBacsi.vn - nơi bạn có thể trò chuyện, chia sẻ mọi thắc mắc với bác sĩ chuyên khoa.

AloBacsi.vn giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe.
Mọi thắc mắc về sức khỏe gửi đến email: kbol@alobacsi.vn.

Bạn đọc có thể ghi kèm số điện thoại để bác sĩ liên hệ khi cần thiết.
Để chính xác về nội dung cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ Unicode).

Chân thành cảm ơn.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X