Hotline 24/7
08983-08983

Làm sao để nội soi phế quản an toàn?

Câu hỏi

Chào AloBacsi, Tôi bị ho ra máu mấy ngày nay, đã khám BS tiêu hóa và nội soi dạ dày không phát hiện gì nên BS đề nghị nội soi phế quản. Tháng trước tôi đọc báo thấy ngoài Bắc có trường hợp tử vong sau khi nội soi phế quản. Tôi lo quá. Tôi phải làm sao để nội soi được an toàn, cần chuẩn bị những gì, mong AloBacsi tư vấn thật cụ thể giúp tôi. Cảm ơn AloBacsi rất nhiều!

Trả lời
Nội soi phế quản. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Nội soi phế quản. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Tất cả các thủ thuật thực hiện trên bệnh nhân đều có một tỷ lệ tai biến do thủ thuật từ nặng nhất (tử vong) cho đến nhẹ. Xảy ra tai biến là việc ngoài ý muốn và tỷ lệ tai biến này rất thấp nên vẫn được cho phép thực hiện để chẩn đoán bệnh.

Để hạn chế tỷ lệ tai biến do thủ thuật, người bệnh sẽ được thực hiện các xét nghiệm kiểm tra các yếu tố nguy cơ có thể xảy ra trong lúc làm thủ thuật (xét nghiệm đông - cầm máu, xét nghiệm bệnh lý tim mạch…).

Trước khi nội soi phế quản, bạn cần nhịn ăn sáng để ngừa nguy cơ trào ngược gây bít tắc đường hô hấp.

Mời tham khảo thêm:



Nội soi phế quản là một thủ thuật dùng một cái ống nhỏ, có gắn camera và đèn ở một đầu, đưa vào đường thở của bạn để giúp cho bác sĩ có thể quan sát được các cấu trúc bên trong đường thở. Các cấu trúc bác sĩ sẽ quan sát thường là hầu họng, dây thanh âm, thanh quản, khí quản và những đường dẫn khí nhỏ hơn ở dưới.

Bác sĩ thường cho bạn thực hiện xét nghiệm này khi nghi ngờ bạn có những bệnh lý ở đường dẫn khí, ở phổi, hoặc có bất thường ở các hạch bạch huyết trong lồng ngực. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể sử dụng thủ thuật này để điều trị một số bệnh nhất định, ví dụ như hít sặc dị vật.

Bạn nên chuẩn bị những điều sau trước khi làm thủ thuật này:

- Không nên ăn hoặc uống bất cứ thứ gì trong vòng 6 -12 giờ trước khi làm thủ thuật

- Không uống các loại thuốc như aspirin, ibuprofen hoặc những thuốc chống đông máu khác trước khi làm thủ thuật. Hãy hỏi bác sĩ của bạn khi nào thì nên dừng uống những loại thuốc này.

- Nhờ người chở bạn đến bệnh viện và chở về nhà.

- Nhờ người làm hộ bạn công việc trên công ty, nhờ người chăm sóc con giúp bạn, vì bạn cần phải nghỉ ngơi vài hôm sau khi thực hiện thủ thuật.

Nếu bạn đã được cho sử dụng thuốc an thần, tác dụng của thuốc sẽ hết trong khoảng hai giờ.

Các nhân viên y tế sẽ cho bạn biết những gì đã được tìm thấy trong quá trình nội soi phế quản và thảo luận với bạn về các biện pháp điều trị hoặc theo dõi mà bạn cần. Sau đây là những điều thông thường bạn phải nhớ:

- Không ăn hoặc uống bất cứ thứ gì trong vòng 1-2 giờ, cho đến khi bạn có thể nuốt mà không bị nghẹn. Sau đó, bạn có thể trở lại ăn uống bình thường của bạn, bắt đầu với một ngụm nước.
- Nhổ nước bọt ra cho đến khi bạn có thể nuốt mà không bị nghẹn.
- Đừng lái xe trong vòng ít nhất 8 giờ sau khi làm thủ thuật.
- Không hút thuốc trong ít nhất 24 giờ.

Bạn sẽ có thể trở lại làm việc vào ngày hôm sau, trừ khi bạn được dặn dò điều gì khác.

Nội soi phế quản là thủ thuật khá an toàn và biến chứng rất hiếm khi xảy ra. Nhưng dù sao thì bác sĩ cũng sẽ báo cho bạn biết những biến chứng có thể xảy ra sau thủ thuật. Chúng bao gồm:

- Co thắt đường dẫn khí, gây ra khó thở.
- Tim đập bị loạn nhịp.
- Gây ra viêm phổi, tình trạng này có thể được chữa khỏi bằng kháng sinh.
- Bị đau họng, khàn tiếng hay ho nặng hơn.
- Dị ứng.

BS.CK2 Nguyễn Thiện Nhân
Khoa Ung bướu và Y học hạt nhân, BV Nhân Dân 115

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X